BS. Thanh Vân chia sẻ: “Nhiều bạn đi chỉnh nha thường vì sự tự ti về mặt thẩm mỹ, song chưa hiểu rõ về ảnh hưởng của các bệnh lý gây ra do sai lệch khớp cắn. Có nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tỷ lệ sai khớp cắn của người Việt Nam tuổi 17 - 27 là 83,2%. Sai khớp cắn có thể tác động lớn tới sức khỏe răng miệng của chúng ta. Người trẻ không nên chủ quan với các bệnh lý sai khớp cắn”.
Lệch khớp cắn là gì?
Lệch khớp cắn, hay còn được gọi là sai khớp cắn, là tình trạng sai lệch về vị trí và tương quan của răng hoặc xương hàm. Điều này có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân, bao gồm di truyền, thói quen xấu hoặc do chấn thương.
Các dạng sai khớp cắn phổ biến hiện nay
Khớp cắn ngược
Khớp cắn ngược có thể do xương (xương hàm dưới phát triển quá mức hoặc xương hàm trên kém phát triển hoặc kết hợp 2 yếu tố trên); có thể do răng (răng cửa hàm trên ở phía sau răng cửa hàm dưới). Khớp cắn ngược không chỉ ảnh hưởng đến cấu trúc của cung hàm và khuôn cằm, mà còn ảnh hưởng đến sự cân đối của khuôn mặt.
Khớp cắn sâu
Trong trường hợp này, răng cửa hàm trên che phủ quá 1/2 răng cửa hàm dưới. Tình trạng này về lâu dài có thể gây mòn răng và có thể ảnh hưởng tới khớp thái dương hàm trong một số trường hợp.
Khớp cắn chéo sau
Khớp cắn chéo sau thông thường chỉ được phát hiện bởi nha sĩ. Đây là tình trạng răng hàm trên hoặc hàm dưới ngả má hoặc lưỡi quá mức. Trong trường hợp nhẹ thì ít ảnh hưởng tới cấu trúc khuôn mặt, còn trường hợp nặng hơn sẽ ảnh hưởng tới tính cân xứng của khuôn mặt rõ rệt.
Khớp cắn hở
Khớp cắn hở là tình trạng có khoảng hở giữa răng hàm trên và răng hàm dưới ở tư thể cắn, có thể ở vị trí răng cửa hoặc răng hàm. Ngoài việc gây mất thẩm mỹ thì trường hợp này còn tạo trở ngại cho việc phát âm và cắn xé thức ăn.
Tác hại của lệch khớp cắn
Sai khớp cắn không chỉ gây ra sự tự ti vì kém thẩm mỹ, mà còn làm người bị ảnh hưởng đến sự thoải mái khi nở nụ cười. Điều này dần dần dẫn đến sự ngại giao tiếp với người khác xung quanh.
Nhiều trường hợp, điều này khiến việc phát âm trở nên không rõ ràng và khó khăn. Ví dụ, khi có khớp cắn hở, việc nói đôi khi bị gián đoạn và không lưu loát. Đối mặt với việc này, người bệnh cần phải dùng lưỡi hoặc phần trong của má khi ăn uống hoặc trò chuyện thường xuyên.
Khi hai hàm răng không kết hợp hoặc không cắn xuống đúng cách, có thể gây ra sự chênh lệch và căng thẳng trong cơ hàm. Điều này có thể dẫn đến việc cảm thấy đau nhức hoặc mỏi mệt trong hàm thường xuyên.
Đặc biệt, sai khớp cắn còn tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng do việc vệ sinh trở nên khó khăn. Vi khuẩn có thể tích tụ và gây ra các vấn đề như sâu răng và viêm nha chu.
Tóm lại, sai khớp cắn ảnh hưởng đến rất nhiều khía cạnh của cuộc sống hàng ngày, không chỉ là vấn đề về răng miệng. Chính vì vậy, việc tìm kiếm giải pháp phù hợp như niềng răng từ các bác sĩ chỉnh nha và nha khoa uy tín là điều quan trọng.
Hiện BS. Lê Thị Thanh Vân là Phó Giám đốc chuyên môn Nha khoa Thúy Đức, có 6 năm kinh nghiệm trong ngành chỉnh nha. Bác sĩ đã thực hiện thành công nhiều ca niềng răng, hầu hết trong số đó là các bệnh nhân chỉnh nha mắc cài. Sau khi tốt nghiệp khoa Răng hàm mặt, Đại học Y Hà Nội, BS. Thanh Vân đã hoàn thành xuất sắc Chương trình TAD Module 2 Niềng răng tăng trưởng bởi Y Company; hoàn thành xuất sắc khóa học chỉnh nha chuyên sâu “Immersion in Bioprogressive-Meaw” (Đào tạo chỉnh nha chuyên nghiệp). Đồng thời, BS. Vân tích cực tham gia nhiều hội thảo khoa học về chỉnh nha để nâng cao chuyên môn. Cơ sở 1: Số 64 Phố Vọng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội. Cơ sở 2: Tòa GP Building, số 257 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội. Số điện thoại: 093 186 3366 - 096 3614 566 BS. Lê Thị Thanh Vân (Bác sĩ chỉnh nha, Nha khoa Thúy Đức) |
Thúy Ngà