Với mục đích giúp đỡ các doanh nghiệp (DN) vừa và nhỏ vượt qua trở ngại và gặt hái thành công trên nền tảng thương mại điện tử cũng như nắm bắt các cơ hội kinh doanh quốc tế, chương trình “Đồng lòng, cùng tiến” sẽ triển khai tư vấn, hỗ trợ DN thông qua các công cụ và kiến thức cập nhật, đồng thời truyền cảm hứng cho các DN mới bằng các câu chuyện của những gương mặt tiêu biểu, đã và đang đạt được nhiều thành công trên nền tảng này.

Chương trình hỗ trợ vượt qua đại dịch sẽ được tổ chức trực tuyến.

Ông Hoàng Minh Chiến - Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại - cho biết, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất, đầu tư, kinh doanh trên toàn thế giới, làm gián đoạn chuỗi cung ứng và thương mại quốc tế. Các hoạt động xúc tiến thương mại (XTTM) cũng gặp khó khăn, bởi sự giao lưu trực tiếp giữa nhà cung ứng, nhà phân phối, người mua hàng, nhà xuất khẩu, nhập khẩu không thể thực hiện được.

{keywords}
Nhiều chương trình hỗ trợ DN lên sàn quốc tế

Trong bối cảnh đó, các hoạt động XTTM trên nền tảng số đã được Cục phối hợp với các sàn TMĐT, trong đó các hoạt động đào tạo, tập huấn phối hợp với Alibaba.com, được các đối tác, DN đón nhận và đánh giá cao.

Việc triển khai hoạt động XTTM trên nền tảng số thu hút được sự tham gia, ủng hộ của các cơ quan quản lý nhà nước, thương vụ Việt Nam tại nước ngoài, các tổ chức XTTM trong nước và quốc tế, các địa phương, tổ chức hỗ trợ DN, đơn vị hỗ trợ các dịch vụ XTTM, dịch vụ xuất khẩu... tạo thành hệ sinh thái XTTM tương đối hoàn chỉnh.

Chương trình này nằm trong chuỗi hoạt động hướng đến đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số của Cục Xúc tiến thương mại, nhằm nâng cao ý thức, năng lực và hiệu quả trong việc đưa TMĐT vào trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của các DN Việt Nam.

Ông Roger Lou, Giám đốc Quốc gia Alibaba.com Việt Nam, chia sẻ: “Chuyển đổi số nói chung và TMĐT nói riêng là cách hiệu quả và ít tốn kém cho DN, giúp họ tạo ra kênh bán hàng mới và duy trì doanh thu. Người tiêu dùng từ các thị trường lớn như Mỹ và EU đang dần quen với bối cảnh 'bình thường mới', nhu cầu mua sắm đang dần hồi phục và có dấu hiệu tăng trưởng trở lại - đây là cơ hội tốt để các nhà sản xuất và thương nhân Việt Nam tiếp cận trực tiếp đến những khách hàng tiềm năng từ bên kia bán cầu, thông qua Alibaba.com ngay lúc này”.

Chuyển dần sang gian đoạn “bình thường mới”, chuyển đổi số là một yếu tố then chốt cho sự thành bại của doanh nghiệp. Theo bà Nguyễn Thị Quỳnh Như, Giám đốc Công ty TNHH Lis Global, doanh thu của công ty trong 6 tháng đầu năm đạt 4 tỷ đồng, tăng 300% so với cùng kỳ năm trước và tăng 50% so với kế hoạch. Đây là một thành công vượt ngoài sức tưởng tượng

Bà Đoàn Trần Thuỳ Linh, đại diện thương hiệu Light Coffee, cho hay: “Sau 2 năm, chúng tôi đã xuất khẩu thành công hạt cà phê rang và bột cà phê sang Thái Lan và Malaysia, hai thị trường cạnh tranh mặt hàng này trực tiếp với Việt Nam”.

Thư Kỳ

Gừng Việt sang Úc gần  1 triệu/kg, mắc mật xứ Lạng về Hà thành đắt đỏ

Gừng Việt sang Úc gần 1 triệu/kg, mắc mật xứ Lạng về Hà thành đắt đỏ

Thương vụ Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu gừng vào Australia do giá gừng tại đây khá cao, gần 1 triệu đồng/kg. Trong khi đó, nhãn lồng Hưng Yên được lên sàn thương mại điện tử, phù hợp với bối cảnh mua sắm trực tuyến trong dịch bệnh.