- Tuyến đường MH17 bay qua là lộ trình quen thuộc của những chuyến bay lớn từ châu Âu sang châu Á và ngược lại. Sau vụ tai nạn thảm khốc MH17 khiến 298 người tử nạn, Ukraina vẫn mở cửa không phận của mình cho các máy bay thương mại.
Hiện tại các hãng hàng không thế giới hiện tại vẫn đang tránh né không phận Ukraina. Trên bầu trời Ukraina trong thời điểm này chỉ có các hãng hàng không nội địa khai thác. Thế nhưng, tại nhiều lãnh địa đen khác trên thế giới các hãng hàng không vẫn liều mạng khai thác dù tại vị trí đó dưới mặt đất tình hình chiến sự đang diễn ra hết sức căng thẳng.
Chuyến bay MH17 không phải là chuyến bay duy nhất trên bầu trời Ukraina ngày hôm đó. Mỗi tuần có khoảng 800 chuyến bay bay theo lộ trình này. Cục hàng không của Mỹ đã cấm các hãng hàng không trong nước không nên bay qua vùng trời Crimea và vùng xảy ra chiến sự ở Ukraine từ tháng 4/2014. Lệnh cấm này có hiệu lực đến tháng 9 năm sau.
Vụ tạn nạn máy bay thảm khốc |
Tương tự, các hãng hàng không Châu Âu cũng được khuyến cáo không nên bay qua vùng trời này sau khi 2 máy bay quân sự của Ukraina bị bắn rơi bởi quân li khai. Tuy nhiên, để tiếp kiệm thời gian và chi phí, các hãng hàng không vẫn tiếp tục sử dụng vùng trời của Ukraine với lí do máy bay sẽ an toàn ở độ cao trên 20.000 feet.
Sau khi máy bay rơi, cơ quan hàng không quốc tế đã tuyên bố đóng cửa không phận Ukraina (vùng nội chiến- phía đông) và các hãng hàng không cũng không dám đặt tính mạng hành khách vào vòng nguy hiểm nên đều “né” vùng không phận này. Điều này đồng nghĩa với việc Ukraine sẽ mất khoảng 200 triệu USD/năm thông qua việc cho thuê không phận. Các hãng hàng không lớn trên thế giới như British Airways, Quantas và Cathay Pacific đều tuyên bố sẽ không sử dụng không phận của Ukraine nếu như những hành khách của họ có thể bị gặp nguy hiểm.
Có 8 quốc gia và vùng lãnh thổ đang có chiến sự nhưng các hãng hàng không vẫn có thể khai thác chuyến bay nếu muốn. |
Hôm thứ 3 vừa qua, khi một chiếc tên lửa đã rơi gần sân bay Ben Gurion tại Tel Aviv, Israel ngay lập tức, FAA đã hủy các chuyến bay đến Israel trong vòng 24h. Vài tiếng sau lệnh cấm của FAA, Cơ quan an toàn dân dụng châu Âu (EASA) cũng ra khuyến nghị hạn chế các chuyến bay vào và ra khỏi Tel Aviv. Air Canada cũng thông báo hủy các chuyến bay tối từ Toronto tới Tel Aviv và từ Tel Aviv về Toronto.
Ngoài Ukraina, nhiều vùng chiến sự khác trên thế giới cũng đang là chủ đề bàn cãi của các hãng hàng không rằng liệu có nên liệt vào danh sách đen “những vùng cấm bay” hay không. Có 8 quốc gia và vùng lãnh thổ đang có chiến sự nhưng các hãng hàng không vẫn có thể khai thác chuyến bay nếu muốn. Mỹ cũng đã liệt kê các quốc gia bao gồm Triều Tiên, phía bắc Ethiopia, Libya và Somalia vào danh sách giới hạn bay. Đại diện FAA cho biết: “Chúng tôi không muốn hành khách của mình gặp phải thảm họa như MH17, mọi thứ phải được an toàn. Các chuyến bay qua CHDCND Triều Tiên và các nước như Ethiopia, Iraq, Libya…. sẽ được điều chỉnh hợp lý”.
Tuy nhiên, tại một số vùng đang có chiến sự như Iraq, các hãng hàng không Mỹ vẫn tiếp tục khai thác các chuyến bay thương mại với độ cao trên 20.000 feet. Tại đây, dưới mặt đất, quân li khai đang chiến đấu chống lại quân đội của chính phủ thì trên bầu trời, hàng trăm chuyến bay vẫn qua lại tấp nập mỗi ngày.
N.Anh