Myanmar đang trong một giai đoạn bước ngoặt cả về chính trị và kinh tế. Liệu họ có trở thành một 'con hổ' mới về kinh tế của châu Á hay vẫn bị cô lập với nền kinh tế toàn cầu?

Thành phố Yangon của Myanmar

Tất cả mọi con mắt đều đổ dồn về các cuộc bầu cử của Myanmar hôm 1/4 vừa qua, một phép thử đối với cam kết cải cách dân chủ của họ. Chừng nào chính phủ càng sớm cải cách, Mỹ và EU càng mau giỡ bỏ các lệnh trừng phạt và thúc đẩy tăng trưởng.

Lần đầu tiên sau hơn hai mươi năm, các cuộc bầu cử có sự hiện diện của đảng đối lập NLD do Aung Sang Suu Kyi đứng đầu. Mỹ đã bắt đầu khôi phục lại quan hệ ngoại giao toàn diện với Myanmar khi công nhận các cải cách chính trị đang diễn ra tại đây. Như Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon nói tuần trước, Myanmar đang mang lại "một sự kỳ vọng lớn lao cho cộng đồng quốc tế".

Việc giải phóng nền kinh tế Myanmar có thể thúc đẩy tăng trưởng của cả khu vực và thương mại và đầu tư trong khối ASEAN. Tỉ lệ tăng trưởng GDP hàng năm của Myanmar dự tính sẽ ở mức trung bình 6% cho tới năm 2020. Theo dự báo của IHS Global Insight, năm 2020, GDP sẽ tăng gấp đôi lên mức 124 tỉ USD.

Thị trường tiêu dùng trong nước được kỳ vọng sẽ phát triển nhanh chóng, tạo ra một thị trường xuất khẩu các mặt hàng và dịch vụ từ các quốc gia ASEAN khác. Dân số của Myanmar đứng thứ tư trong khu vực ASEAN, với khoảng 50 triệu dân.

Nhưng nhịp độ phát triển kinh tế của Myanmar có thể còn nhanh hơn thế nếu như được thúc đẩy từ các cải cách kinh tế nhanh hơn. Một rủi ro then chốt cho sự phát triển với tốc độ nhanh như thế này là các sức ép từ lạm phát, khi đầu tư và tăng trưởng nhanh gây ra nghẽn nguồn cung và sức ép về tiền lương. Lạm phát được ước tính vào khoảng 9% trong năm 2011, và như dự báo là khoảng 10% vào năm 2012.

Cũng như các quốc gia ASEAN khác, Myanmar đã chấp thuận lịch trình tự do hóa về thuế trong thỏa thuận Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN. Từ góc độ kinh tế, các cải cách kinh tế của Myanmar và tự do thuế sẽ rất quan trọng đối với mục tiêu của ASEAN nhằm tạo ra một thị trường chung vào năm 2015.

Tuy nhiên, vẫn còn các bước quan trọng tiếp theo mà Myanmar cần thực hiện.

Một cải cách vĩ mô then chốt sẽ phải được thực thi để thống nhất tỉ lệ trao đổi ngoại tệ từ ngày 1/4 khi Myanmar muốn quản lý dòng tiền trôi nổi sẽ giúp hạn chế những sai lệch trong thị trường và thúc đẩy năng lực cạnh tranh xuất khẩu.

Dự thảo luật đầu tư của Myanmar có thể khuyến khích đầu tư, với dự đoán vào khoảng 5 năm miễn thuế cho các nhà đầu tư nước ngoài, 100% lợi nhuận được hoàn trả về nước, và chính quyền đảm bảo không có tình trạng quốc hữu hóa. Những nét nổi bật khác bao gồm cả việc người nước ngoài được quyền thuê đất, người nước ngoài cũng không cần nhờ tới đối tác trong nước để thiết lập công việc kinh doanh, công ty liên doanh có thể được thành lập với số vốn tham dự của nước ngoài ít nhất là 35%.

Các nguồn dầu và khí đốt của Myanmar đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển sau này, hiện nay, Myanmar vẫn đang sản xuất dầu và khí đốt hóa lỏng. Việc khia thác nguồn tài nguyên này hiện đang thực hiện cả trong đất liền và ngoài khơi.

Lĩnh vực nông nghiệp được coi là một tiềm năng đáng kể cho phát triển sâu rộng hơn, nhằm cải thiện năng lực xuất khẩu gạo trong tương lai không xa.

Tuy nhiên dù có cải cách kinh tế, Myanmar vẫn phụ thuộc nặng nề vào các sản phẩm gia công từ Trung Quốc.

Cũng như Việt Nam và các quốc gia khác, việc chuyển đổi theo hướng kinh tế thị trường sẽ tạo ra nhiều thách thức cho Myanmar. Một số thách thức chính mà Myanmar phải đối mặt là nhu cầu cải thiện môi trường kinh doanh, cải cách các doanh nghiệp nhà nước, phát triển lĩnh vực tài chính, và đưa ra các sáng kiến điều hành doanh nghiệp, chống tham nhũng.

Một trong những ưu tiên cấp bách hiện nay là cần phải thúc đẩy phát triển của lĩnh vực tài chín, nhằm tạo ra môi trường trung gian cho phát triển kinh tế. Điều này cần tới sự tự do hóa rất lớn trong môi trường tài chính, cũng như cho phép các thể chế tài chính nước ngoài sớm đóng vai trò trong việc cung cấp các dịch vụ tài chính cho phát triển kinh tế tại Myanmar.

Điều này cần có sự hợp tác chặt chẽ hơn với IMF, Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng phát triển châu Á đối với việc lên kế hoạch phát triển kinh tế tại Myanmar.

Nền kinh tế của Myanmar có thể nổi lên như một con hổ của châu Á, bất chấp các thách thức về chính trị lẫn tài chính, nếu như chính quyền Myanmar tiếp tục theo đuổi chương trình cải cách. Đây sẽ là một thúc đẩy khả quan quan trọng cho khu vực ASEAN và để hiện thực hóa các mục tiêu lâu dài của Cộng đồng kinh tế ASEAN.

Sau nhiều thập kỷ cô lập về kinh tế, các cải cách bắt đầu được tiến hành và đang hứa hẹn mang lại các biến chuyển quan trọng trong tiêu chuẩn sống của người dân Myanmar - chính quyền chỉ cần đảm bảo rằng họ duy trì được nhịp độ cải cách mà họ đã bắt tay vào lúc đầu.

  • Thu Lượng (Theo Diplomat)

Myanmar: Vì đâu Tổng thống thành nhà vận động dân chủ?
Ở tuổi 66, ông Thein Sein có dáng mảnh khảnh, trí thức và được đánh giá là một nhân vật "sạch", không vướng vào tham nhũng - vấn nạn đã nhuộm đen rất nhiều tướng tá Myanmar.
 
Kỷ nguyên mới cho kinh tế Myanmar?
Giàu tài nguyên, vị trí địa lý thuận lợi cho giao thương, cùng với nỗ lực cải cách và một chính phủ mới được kỳ vọng sẽ đem lại đổi mới, Myanmar có thể chờ đợi một kỷ nguyên mới hưng thịnh hơn?
 
Suu Kyi hy vọng khởi đầu kỷ nguyên mới ở Myanmar
Tôi muốn mọi đảng viên NLD phải bảo đảm rằng chiến thắng của nhân dân là một chiến thắng có phẩm giá - bà Aung San Suu Kyi tuyên bố.
 
Kỳ bầu cử lịch sử ở Myanmar
Hôm nay các cử tri Myanmar đã đi bỏ phiếu trong một kỳ bầu cử lịch sử. Lần đầu tiên các đảng phái khác xuất hiện cùng với đảng cầm quyền tại các điểm bỏ phiếu.