Một nghiên cứu mật của Bộ Quốc phòng Mỹ cho thấy lá chắn tên lửa hàng tỉ USD lên kế hoạch lắp tại châu Âu có ‘lỗ hổng’ nghiêm trọng đến mức có thể sẽ không bao giờ có thể đạt được mục tiêu đã đề ra: bảo vệ Mỹ khỏi các tên lửa của Iran.
TIN BÀI KHÁC
Triều Tiên lại rục rịch ở bãi thử hạt nhân
Bên trong cơ sở hạt nhân Trung Quốc
Nhận diện 'chiến binh số' nghi của quân đội TQ
Xem Không lực Ấn Độ tổng duyệt tập bắn đạn thật
Hình minh họa tên lửa phòng thủ của Mỹ |
Lá chắn bốn tầng này có thể đạt tới cực điểm khi triển khai các tên lửa đánh chặn SM-3 Block IIB, và sẽ được đặt ở một số quốc gia thành viên NATO. Về mặt lý thuyết, các tên lửa đánh chặn này có thể bảo vệ Mỹ và châu Âu khỏi mối đe dọa của các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM).
Nhưng tầng thứ tư và cuối cùng giờ đây lại đang phải kiểm tra lại. Các điều tra viên của GAO nói rằng báo cáo mật mà Cơ quan Tên lửa Quốc phòng kết luận rằng Romania không phải là địa điểm tốt để lắp đặt tên lửa đánh chặn bảo vệ Mỹ.
Còn tại Ba Lan, tên lửa của Mỹ phải được phát triển đến mức dù cho có hành trình bay ngắn và còn năng lượng vẫn có thể đánh trúng tên lửa Iran.
Một quan chức quốc phòng cấp cao cho hay Nhà Trắng quyết định không theo đuổi tiềm lực này vì trông nó có vẻ không khả thi.
Thay vào đó, quân đội [Mỹ] đã cân nhắc ‘lấp’ lỗ hổng này bằng cách phát triển các hệ thống đánh chặn trên tàu ở Biển Bắc. Nhưng ngoài các lo ngại về an ninh mà Hải quân Mỹ dẫn ra, báo cáo còn nói rằng các hệ thống đánh chặn này có thể bị các hỏa lực của tên lửa ICBM Nga tấn công trực tiếp (Nga vẫn nói rằng hệ thống này của Mỹ vốn nhằm vào Moscow chứ không phải là để đối phó với Iran).
Một chuyên gia chống tên lửa Bruce Gagnon nhận định: “Tôi không nghĩ rằng hệ thống này là nhằm bảo vệ Mỹ khỏi các tên lửa Iran vì đó là một thứ chưa hề tồn tại. Iran không có vũ khí hạt nhân, họ cũng không có khả năng phóng một quả tên lửa tới Mỹ theo mọi cách”.
“Do đó, tôi nghĩ cái gọi là hệ thống phòng thủ tên lửa trên thực tế chỉ là một phần trong chiến lược tấn công đầu tiên của Mỹ. Chính lá chắn này sẽ được sử dụng sau khi ‘thanh gươm’ được chĩa thẳng vào tâm điểm lực lượng hạt nhân của Nga và Trung Quốc.
Và rõ ràng là hệ thống tên lửa này luôn bao quanh Nga và Trung Quốc, và đó là lý do tại sao vấn đề toán học lại không có nghĩa lý gì khi tính đến việc sử dụng hệ thống này để ngăn tên lửa của Iran”.
Báo cáo trước đó của GAO và các cơ quan tư vấn khác đều cho thấy các thiếu sót khác của lá chắn tên lửa, bao gồm việc các sản phẩm chạy không đồng đều, các nhược điểm với hệ thống ra-đa không thể phân biệt giữa các đầu đạn và các vật thể khác, và chi phí gia tăng.
Một báo cáo của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia của Mỹ đã đề xuất nên giỡ hẳn các tầng thứ tư trong hệ thống, thay vào đó là triển khai chúng tại Bờ đông của Mỹ.
Khi tính đến sức ép tài chính phải chi hàng tỉ USD cho một hệ thống có khả năng không vận hành như hứa hẹn, nghiên cứu này có thể buộc Quốc hội Mỹ phải đánh giá lại hiệu quả và lợi ích của hệ thống.
Các điều tra viên của GAO thì chỉ trích chính quyền Obama đã không nhìn xa trông rộng, đáng ra phải tiến hành các nghiên cứu như vậy để chỉ ra các sai lầm từ sớm.
Khi Tổng thống Barack Obama đảm nhiệm cương vị Tổng thống vào năm 2009, chính quyền của ông đã tuyên bố tái thiết với Nga, tìm cách hợp tác với Moscow trong một số lĩnh vực – từ thương mại cho tới kiểm soát vũ khí.
Nhưng cho tới nay, một trong những ‘cái gai’ trong quan hệ Nga – Mỹ vẫn là lá chắn tên lửa này, vì Washington nói rằng lá chắn này giúp bảo vệ Mỹ khỏi tên lửa Iran, nhưng Moscow chưa bao giờ bị thuyết phục.
Nga sợ rằng hệ thống này nhằm đánh chặn các tên lửa của họ và làm xói mòn khả năng phòng thủ hạt nhân của mình.
Giám đốc Quỹ Hòa bình Kỷ nguyên Hạt nhân tại New York là Alice Slater nói rằng lá chắn này không có nhiều việc để làm với Iran, và đơn giản là nó bị chi phối bởi các lợi ích thương mại của các tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.
“Chúng tôi có các nhà khoa học nói trong suốt nhiều năm rằng ‘Chiến tranh giữa các vì sao’ không khả thi, không ai có thể ngăn được một cuộc tấn công vào Mỹ, bởi vì nếu có ai đó muốn tiếp tục với một quả bom hạt nhân hay là bom thường, thì họ có thể nhử hàng trăm cái bẫy, và chúng ta không thể ngăn tất cả mọi thứ xảy đến” – Slater giải thích.
Nhưng bất kể như vậy, Slater nói rằng ‘cỗ máy vẫn tiếp tục lăn bánh’, và nó sẵn sàng hy sinh mối quan hệ với Nga vì một ‘chính sách thống trị thế giới’.
- Lê Thu (theo RT)