– Việc đăng tải các hình ảnh (chủ yếu là rất long lanh, giàu có) về những hoa hậu, người mẫu (hoặc những người làm trong ngành giải trí) đã mang đến một cái nhìn thiếu chân thực cho giới trẻ về những công việc này.


Việc đua nhau vào các “lò luyện người đẹp” để thi hoa hậu, người mẫu có lẽ bắt nguồn từ những thay đổi trong nhận thức về những giá trị và chuẩn mực xã hội. Có những người biết có vào “lò” và đi thi cũng khó đọat giải nhưng họ vẫn kiên trì tập luyện. Nhiều người trong số họ cho biết: Không được cái nọ thì cũng được cái kia. Sự tự tin về ngoại hình, duyên dáng trong giao tiếp được họ cho là một trong những yếu tố có tác động tích cực tới mức độ thành công và địa vị xã hội sau này.

Vì thế, ngay cả với những bé gái còn nhỏ tuổi, các em đã được cha mẹ đưa đến những trung tâm đào tạo người mẫu nhí để giúp con có một nền tảng toàn diện cho tương lai.

“Lò” đào tạo hoa hậu và người mẫu nhí

Không đợi đến khi trưởng thành mới đi học, hiện nay, có nhiều phụ huynh đã cho con đi học tại các lớp đào tạo người mẫu, hoa hậu nhí ngay từ khi còn là những cô bé, cậu bé. Các trung tâm bắt đầu nhận đào tạo các bé từ 5 đến 15 tuổi.

Tại các lớp đào tạo này, các bé sẽ được học cách giữ vóc dáng và hình thể cân đối, cách tạo dáng trước ống kính tại studio hay ngoài trời, cách trình diễn theo từng phong cách, chủ đề, cách làm đẹp và trang điểm cá nhân…

Với trình độ nâng cao, các bé sẽ được bổ sung thêm kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, trình diễn thời trang trên sàn diễn, kỹ năng kể chuyện, thể hiện bản thân, vv…

Ngay từ khi còn nhỏ, các bé gái đã được huấn luyện để trở thành hoa hậu, người mẫu. Nếu không trở thành 1 trong 2 đối tượng trên thì cha mẹ các em cũng cho rằng hành trang vào đời của con mình sẽ thêm phần phong phú, giúp các con tự tin

Anh Sang – một phụ huynh cho con gái theo học lớp đào tạo người mẫu nhí tại Hà Nội – cho hay: “Mục đích ban đầu của gia đình là để cháu có thêm sân chơi, tăng họat động thể chất, tự tin trong giao tiếp và dần ý thức được những vấn đề về thẩm mỹ. Lớn lên, nếu cháu muốn và có khả năng, gia đình cũng ủng hộ cháu theo đuổi nghề người mẫu. Nếu vậy thì những bài tập từ ngày hôm nay sẽ rất hữu ích”.

Có khá nhiều bé theo học tại trung tâm đào tạo người mẫu nhí Tuổi Hoa (tại Hà Nội) tuy còn nhỏ tuổi nhưng đã biết thần tượng những người mẫu đang sáng giá hiện nay.

Có bé 5 tuổi đã tiết lộ mình “mê mẩn” chân dài Ngọc Quyên và Anh Thư! Gia đình bé cũng ủng hộ và hi vọng bé sẽ trở thành người mẫu nổi tiếng.

Chia sẻ về mong ước này, chị Liên, người có con theo học tại trung tâm cho biết: “Nếu không làm được người mẫu hay không đủ điều kiện thi hoa hậu thì cháu cũng sẽ tự tin, hòa đồng với tất cả bạn bè. Nói chung là chỉ có được thêm chứ không mất cái gì. Những kỹ năng và thái độ như vậy rất cần thiết cho sự phát triển sau này của các con”.

Nhiều phụ huynh cho biết, trong tương lai, họ nghĩ xã hội sẽ coi người mẫu là một nghề thực thụ như bao nghề khác. Hơn nữa, được ngắm con yêu lúc nào cũng long lanh và trở thành tâm điểm chú ý của mọi người cũng là niềm hạnh phúc, tự hào của các bậc cha mẹ.

Ước vọng đổi đời

Hiện nay, có hiện tượng nhiều người cho rằng phải nổi tiếng, phải được nhiều người biết đến thì mới được gọi là thành công.

Việc đăng tải các hình ảnh (chủ yếu là rất long lanh, giàu có) về những hoa hậu, người mẫu (hoặc những người làm trong ngành giải trí) đã mang đến một cái nhìn thiếu chân thực cho giới trẻ về những công việc này.

Đã có những người mẫu (cả nam lẫn nữ) than phiền về chuyện họ không sống được bằng nghề. Nhưng điều oái oăm là ngày càng có nhiều người lao vào địa hạt “lấp lánh” này.

Huấn luyện viên Đinh Hồng Sơn cho rằng, xu hướng “lao vào” nghề người mẫu (với thị trường vốn đã gần bão hòa) hiện nay của giới trẻ cho thấy các em có lẽ chưa hiểu một cách sâu sắc và toàn diện về nghề này.

Vì thế, tôi lúc nào cũng nói với các em rằng nếu ai thực sự có khả năng, tố chất và đam mê thì hãy theo. Nếu không hãy chuyển hướng. Đừng để những hào quang hão huyền (mà ta đang nhìn thấy hàng ngày trong giới người mẫu nói riêng, ngành giải trí nói chung) lôi kéo rồi sa chân vào những chuyện không hay”, HLV Đinh Hồng Sơn nói.

“Nhiều em ước mơ đổi đời, vì các em nhìn thấy những người mẫu đàn chị sau một thời gian hành nghề thì toàn dùng cả núi đồ hiệu, lái xe hơi xịn, yêu những anh chàng đẹp trai và giàu có. Nhưng thực tế đâu có đơn giản. Để được như vậy, họ cũng phải đánh đổi nhiều thứ mà chỉ có họ mới hiểu”, chị Sơn cho hay.

Tiến sĩ xã hội học Khuất Thu Hồng (Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển xã hội) đánh giá: Sự bùng nổ của mạng internet và truyền thông đã khiến nhận thức của giới trẻ, của các gia đình về những giá trị và chuẩn mực xã hội thay đổi, khiến những giá trị mới được xác lập.

Trước đây, nhiều người còn “dị nghị” chuyện phẫu thuật thẩm mỹ nhưng đến nay, rất nhiều phụ huynh cũng đồng tình với con cái trong việc giải phẫu thẩm mỹ, kéo dài chân để có một hình thể và khuôn mặt ưng ý nhằm tăng khả năng chiến thắng trong các cuộc thi sắc đẹp.

Đây cũng chính là một trong những lý do khiến các cuộc thi sắc đẹp, các lò đào tạo hoa hậu và người mẫu bùng nổ.

Có lẽ chưa bao giờ những hoa hậu, người mẫu lại được chú ý như bây giờ (có lẽ họ còn được chú ý nhiều hơn các vận động viên, những nhà khoa học, v...v…).

Dạy người đẹp “phòng thân” bằng kiến thức, trí tuệ

Huấn luyện viên Đinh Hồng Sơn cho biết: Ngoài việc tập luyện cho các em về hình thể, đi đứng, chị luôn nhắc nhở các học trò của mình rằng mỗi người (kể cả người định theo nghề người mẫu chuyên nghiệp) cũng đều nên “phòng thân” bằng cách tự trang bị cho mình kiến thức, nâng cao trí tuệ.

“Nghề người mẫu có tuổi nghề ngắn, đào thải rất khắc nghiệt. Kể cả người làm trong nghề cũng khó có thể sống tốt nếu không đổ mồ hôi công sức. Hoa hậu thì lại càng không phải một nghề.

Vì thế, tôi lúc nào cũng nói với các em rằng nếu ai thực sự có khả năng, tố chất và đam mê thì hãy theo. Nếu không hãy chuyển hướng. Đừng để những hào quang hão huyền (mà ta đang nhìn thấy hàng ngày trong giới người mẫu nói riêng, ngành giải trí nói chung) lôi kéo rồi sa chân vào những chuyện không hay”, chị Sơn nói.

Ngọc Anh