Đến dự và phát biểu tại tọa đàm, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ - Trương Hòa Bình nhận định, Long An hoàn toàn có đủ cơ hội, lợi thế cho phát triển vùng kinh tế công nghệ cao, lấy khoa học - công nghệ làm nền tảng, để hoàn thành mục tiêu của Đảng bộ tỉnh đề ra trong nhiệm kỳ 2020 - 2025.

{keywords}
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ - Trương Hòa Bình 

Cụ thể, Long An cần tập trung cải cách thể chế, chú trọng phát triển hài hòa giữa khu vực đô thị và nông thôn. Đối với phát triển công nghiệp, cần xác định các ngành mũi nhọn, có lợi thế để tập trung phát triển, chú trọng phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ, dịch vụ logistics.

Đối với nông nghiệp cần phát triển theo hướng tập trung, ứng dụng công nghệ cao. Đặc biệt, Long An phải tiếp tục cải cách thể chế, xây dựng thành công chính quyền điện tử/số, tập trung cải thiện môi trường đầu tư, kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc cho nhà đầu tư, doanh nghiệp trong quá trình hoạt động, nhất là giai đoạn hiện nay, giai đoạn bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.

Hướng tới xây dựng chính quyền số, xã hội số

Tại buổi tọa đàm, ông Nguyễn Bá Luân, GĐ Sở TT&TT Long An cho hay, tỉnh Long An đã ban hành nghị quyết về chuyển đổi số để xây dựng chính quyền điện tử hướng tới xây dựng chính quyền số, xã hội số.

Cụ thể, tỉnh Long An sẽ tập trung xây dựng chính quyền số, trên cơ sở thay đổi các phương thức dịch vụ công, sao cho người dân và DN thuận tiện khi giao dịch với chính quyền. Từ đó, nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền, công khai minh bạch, lấy người dân làm trọng tâm.

Tập trung phát triển kinh tế số với các giải pháp về hạ tầng số, công nghệ thông tin để giúp các DN ở Long An chuyển đổi số nhanh hơn.

Bên cạnh đó, Long An cũng tập trung phát triển xã hội số, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm, xem họ là đối tượng hưởng thụ các thành quả mà chuyển đổi số mang lại.

{keywords}
Bí thư Tỉnh ủy Long An Nguyễn Văn Được (bên trái) đang trao đổi với các doanh nghiệp dự tọa đàm

Long An là tỉnh có vị trí đặc biệt, vừa thuộc ĐBSCL vừa thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là cửa ngõ nối Đông Nam bộ với khu vực ĐBSCL và tiếp giáp với TP.HCM, có 133 km đường biên giới với Camphuchia…

Thành tựu nổi bật: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 9,11%; quy mô nền kinh tế dẫn đầu Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (GRDP theo giá hiện hành đạt khoảng 132.000 tỉ đồng); tổng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2016-2020 đạt 25,3 tỉ USD, duy trì mức tăng trưởng 12%/năm; thu ngân sách nhà nước hàng năm đều đạt và vượt kế hoạch, tốc độ tăng thu bình quân hàng năm đạt 12,8%.

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) luôn ở nhóm “Tốt” đến “Rất tốt”, đặc biệt năm 2018 và năm 2020 đứng thứ 3 cả nước; Chỉ số cải cách hành chính (Par Index) năm 2019 đứng thứ 5 toàn quốc. Đến cuối năm 2020, tỉnh có trên 12.000 doanh nghiệp (DN) trong nước hoạt động; thu hút đầu tư nước ngoài trên 1.000 dự án với tổng vốn đăng ký trên 6,6 tỉ USD.

 

Thủ tướng: Phải đổi mới tư duy phát triển, quyết liệt chuyển đổi số

Thủ tướng: Phải đổi mới tư duy phát triển, quyết liệt chuyển đổi số

Thủ tướng nhấn mạnh: Trong khó khăn thách thức, chúng ta phải đổi mới tư duy phát triển, thay đổi cách làm; phải thực hiện quyết liệt chuyển đổi số, xây dựng nền kinh tế số. 

Hồ Văn