Việc tiêm chủng vắc xin Covid-19 sẽ giảm thiểu nguy cơ nhiễm virus nCoV. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, sau khi tiêm, bạn vẫn cần đeo khẩu trang và áp dụng các biện pháp khác như rửa tay, giãn cách xã hội. Dưới đây là các lý do:
Vắc xin không mang lại khả năng miễn dịch ngay lập tức
Vắc xin Pfizer - BioNTech và Moderna yêu cầu tiêm 2 liều cách nhau vài tuần. Tùy thuộc vào loại vắc xin, có thể mất 4-6 tuần kể từ khi dùng liều ban đầu để đạt được mức độ miễn dịch tương đương với các thử nghiệm lâm sàng. Trong thời gian này, người tiêm vắc xin vẫn có thể bị nhiễm virus nCoV.
Ảnh minh họa: EPA
Thế giới thực không giống thử nghiệm lâm sàng
Các yếu tố như cách bảo quản, vận chuyển, sử dụng vắc xin và sức khỏe của mỗi cá nhân có thể quyết định hiệu quả thực tế của vắc xin. Các thử nghiệm lâm sàng đánh giá các cá nhân với bệnh nền ổn định.
Khi chiến dịch tiêm chủng hàng loạt diễn ra, công tác hậu cần cùng với điều kiện sức khỏe của mỗi người có thể ảnh hưởng đến mức độ miễn dịch cộng đồng.
Ngưỡng miễn dịch cộng đồng vẫn còn bí ẩn
Miễn dịch cộng đồng xảy ra khi có đủ số lượng người tiếp xúc với virus, thường thông qua tiêm chủng và hạn chế khả năng lây lan của virus. Tỷ lệ dân số cần chủng ngừa để đạt được miễn dịch cộng đồng thay đổi tùy theo bệnh.
Ví dụ, với bệnh sởi, 95% dân số cần được tiêm vắc xin để hạn chế lây lan. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), ngưỡng miễn dịch cộng đồng đối với Covid-19 vẫn chưa được xác định.
Chưa xác định được thời gian miễn dịch của vắc xin
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ yêu cầu dữ liệu an toàn và hiệu quả trung bình 2 tháng sau khi hoàn thành phác đồ tiêm chủng để được cấp phép sử dụng khẩn cấp.
Thời gian vắc xin có tác dụng vẫn chưa được xác định và sẽ được theo dõi khi triển khai các chiến dịch tiêm chủng.
Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khi đại dịch Covid-19 hoành hành trên toàn cầu, với hơn 1,5 triệu người tử vong, giới khoa học đã đạt được thành tựu ấn tượng.
Trong 10 tháng, vắc xin đã được tạo ra, thử nghiệm và triển khai với hiệu quả trên 90% và không có tác dụng phụ nghiêm trọng.
Điều bắt buộc là mọi cá nhân đủ điều kiện phải được chủng ngừa. Tiêm phòng làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh, nhưng chưa thể kết thúc các biện pháp y tế công cộng.
Khi hiểu rõ hơn về Covid-19 và hiệu quả của vắc xin, chúng ta phải tiếp tục tuân thủ các giải pháp nhằm giảm phơi nhiễm với virus nCoV như đeo khẩu trang, rửa tay và giãn cách xã hội.
An Yên (Theo ABC News)
Những quốc gia lo sợ sẽ không có vắc xin Covid-19
Canada mua vắc xin đủ tiêm cho số người gấp 5 lần dân số nhưng nhiều nước khác chưa biết tới bao giờ mới có vắc xin.
Bộ TT&TT và Bộ Y tế vừa thống nhất triển khai trên phạm vi toàn quốc ứng dụng Bluezone để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Ứng dụng này giúp cảnh báo sớm cho người dùng nếu chẳng may từng tiếp xúc với những người bị nhiễm Covid-19.
Để nhận được các cảnh báo từ Bluezone, việc đầu tiên cần làm là tải về và cài đặt ứng dụng này.
Sau khi cài đặt, người dùng cần cấp quyền cho ứng dụng Bluezone truy cập vào bộ nhớ và kết nối Bluetooth để nhận được cảnh báo từ ứng dụng.