- Giai đoạn phát triển từ sơ sinh đến 1 tuổi là lúc bé dễ bị mắc bệnh suy dinh dưỡng nhất. Các bà mẹ khi thấy con có dấu hiệu bị suy dinh dưỡng thì cần bổ dung chất dinh dưỡng ngay.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ suy dinh dưỡng dưới 6 tháng tuổi:
Khi trẻ dưới 6 tháng tuổi cần được bú sữa mẹ hoàn toàn đầy đủ. Trong sữa mẹ có hàm lượng dinh dưỡng tốt nhất nên việc mẹ bổ sung ăn nhiều chất cho mẹ là rất quan trọng. Ngoài vấn đê ăn uống đầy đủ khi đang trong quá trình cho con bú mẹ cần ăn đủ, ngủ tốt, làm những công việc nhẹ nhàng. Nếu mẹ không đủ sữa cho bé bú thì cần mua thêm các sản phẩm khác có thể thay thế sữa mẹ còn gọi là sữa công thức.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ suy dinh dưỡng từ 6 đến 12 tháng tuổi:
Giai đoạn này bé vẫn cần bú mẹ, nhưng ngoài những bữa bú mẹ cần bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cho trẻ như tăng thêm lượng thịt, cá, tinh bột, rau củ... Có thể chế biến cháo trộn sữa hoặc dùng sữa cao năng lượng hòa với nước sôi để ấm, mỗi ngày uống 500ml kết hợp ăn bột, cháo xay 3-4 bữa/ ngày.
Cần áp dụng tăng số bữa trong ngày lên nếu trẻ ăn ít bằng cách dùng nước giá đậu xanh (giá đậu xanh giã nhỏ lọc lấy nước nấu bột) làm lỏng thức ăn theo công thức 10g giá đậu xanh/10g bột.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ suy dinh dưỡng từ 13 đến 24 tháng tuổi:
Các mẹ có thể áp dụng chế độ ăn như sau vào các bữa ăn cho bé:
6h: 150 - 200ml sữa cao năng lượng.
9h: Cháo thịt + rau: 200ml (1 bát ăn cơm).
- Gạo tẻ: 30g (1 nắm tay).
- Thịt nạc: 50g (hoặc cá, tôm, cua: 50g, trứng gà: 1 quả).
- Dầu: 10ml (2 thìa cà phê).
- Rau xanh: 20g (2 thìa cà phê).
12h: Sữa: 200ml.
14h: Chuối tiêu: 1 quả hoặc đu đủ 1 miếng.
17h: Cháo thịt (cá, tôm, trứng) + rau + dầu (dầu ăn hoặc dầu oliu hoặc dầu cá).
Cần tiếp tục cho trẻ bú mẹ trong thời gian 18 - 24 tháng, nếu mẹ bị mất sữa thì bổ sung thêm sữa ngoài. Cai sữa vẫn cho trẻ ăn thêm sữa ngoài khác như sữa bò, sữa đậu nành...
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ suy dinh dưỡng từ 25 đến 36 tháng tuổi:
Giai đoạn trẻ từ 25 đến 36 tháng tuổi trẻ cần rất nhiều năng lượng hoạt động. Vì thế cần áp dụng chế đô ăn như sau:
7h: Sữa cao năng lượng: 200ml.
11h: Cơm nát + thịt (cá, trứng, tôm…) + canh rau.
Cơm: 2 lưng bát (70g gạo), thịt: 50g (hoặc trứng: 1 quả), rau: 100g, dầu (mỡ): 5g.
14h: Cháo + thịt + rau + dầu: 200ml.
Gạo tẻ: 30g (1 nắm tay), thịt nạc: 50g (hoặc cá, tôm, cua: 50g, trứng gà: 1 quả), dầu: 10ml (2 thìa cà phê), rau xanh: 20g (2 thìa cà phê).
17h: Cơm nát + trứng (thịt, cá, tôm…) + canh rau.
20h: Hỗn hợp bột dinh dưỡng: 200ml, hoặc súp: khoai tây thịt + rau + dầu (mỡ): 1 bát con.
Nguyên liệu làm súp khoai tây gồm có khoai tây: 100g (1 củ to), thịt (có thể là gà, bò hoặc lợn): 50g, bắp cải: 50g, dầu (mỡ): 1 thìa cà phê. Kèm thêm các loại quả chín theo nhu cầu của trẻ.
Trên đây là cách bổ sung dinh dưỡng cho trẻ suy dinh dưỡng hợp lý nhất các mẹ cần tham khảo. Nếu áp dụng chế độ ăn này thì bé sẽ mau chóng được bổ sung các chất dinh dưỡng đầy đủ, và sẽ đẩy lùi được bệnh tật.
Thanh Thương(tổng hợp)
Chế độ dinh dưỡng cho người viêm đại tràng
Một thực đơn hợp lý, lành mạnh không những giúp người bệnh giảm bớt được những cơn đau mà còn hỗ trợ hiệu quả cho quá trình điều trị bệnh đại tràng.
Ảnh hưởng suy dinh dưỡng bào thai và cách phòng tránh
Nếu trong quá trình mang thai thì ảnh hưởng của suy dinh dưỡng bào thai đến các bé sau sinh như thế nào.
Những hậu quả nghiêm trọng khi trẻ bị suy dinh dưỡng mẹ cần biết
Khi trẻ bị suy dinh dưỡng tầm vóc sẽ thấp bé, nhẹ cân hơn trẻ bình thường, dễ bị mắc bệnh và chậm phát triển cả thể chất lẫn trí tuệ.