Trong trào lưu mang tên “Literally My Life” (tạm dịch: Cuộc sống thực sự của tôi), người tham gia sẽ tự ghi lại hình ảnh bản thân nhảy trên nền bài hát cùng tên, sau đó dán thêm đoạn mô tả một trải nghiệm đau thương của mình trong quá khứ.
Literally My Life là bài hát phát hành năm 2015 và được “khai thác” lại để trở thành hiện tượng trên TikTok. Hiện chưa rõ ai đã khởi xướng phong trào này nhưng đến hiện tại, TikTok đã ghi nhận 357.600 video sử dụng bài hát này.
Người dùng nhảy múa theo điệu nhạc cùng dòng chia sẻ trải nghiệm đau thương. Ảnh: Chụp màn hình |
Tiếng cười là liều thuốc tinh thần
Trường hợp của cô nàng 18 tuổi, Isabella Lancaster, kể về chuyện bố cô phải vào viện tâm thần. “Em có một gia đình kinh khủng. Em chưa từng chia sẻ điều này vì em sợ mọi người sẽ không tin mình”, Lancaster nói với trang Vice.
Cô nói rằng cô đã quyết định kể về trải nghiệm của mình trên TikTok vì sẽ không có người quen nào nhận ra cô. Việc chia sẻ lên Internet khiến cô thoải mái.
Một bạn 20 tuổi trẻ giấu tên khác chia sẻ câu chuyện về vấn đề thần kinh của mẹ mình. Cô đã tạo tài khoản vào tháng 11 và bắt đầu đăng tải các video của mình. “Đây là vấn đề nhạy cảm nên không không muốn bạn bè mình biết chuyện”, cô nói.
Trào lưu đang lan rộng trong giới trẻ. Ảnh: Chụp màn hình |
“Sức khỏe tâm thần bị kỳ thị trong cộng đồng người Mỹ gốc Á, đó là lý do tại sao em phải che giấu nó. Nhưng trào lưu này đã giúp em hiểu được sự phức tạp và hiện diện của nó trong cuộc sống của mỗi người”, cô trả lời phỏng vấn.
Tuy nhiên, người dùng cảnh báo rằng sự hài hước chỉ là liều thuốc tạm thời và chúng ta vẫn phải đối mặt với điều đó. Đây không phải là bước cuối cùng, bạn phải tiếp tục tự khám phá và tìm hiểu nguồn gốc của vấn đề.
Video trên TikTok có thể là liều thuốc tinh thần nhưng cũng có thể kích động hành động tiêu cực. Ảnh: Chụp màn hình |
Mặt trái của tiếng cười
Những video với nội dung kể về trải nghiệm tiêu cực trên thản nhiên xuất hiện trên tường nhà của người dùng TikTok mà không có cảnh báo trước. Điều này khiến nhiều người cảm thấy khó chịu và lo sợ những nội dung này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của bản thân hoặc con cái của họ.
"Người dùng cần nhớ việc công bố thông tin cá nhân mang nhiều rủi ro và (một video) không cần phải quá lan tỏa vẫn có thể đem lại các hậu quả tiêu cực không mong muốn cho người xem", chuyên gia Jennifer Grygiel nói với Vice.
Trong nghiên cứu của mình, chuyên gia truyền thông xã hội tại Đại học Syracuse, Jennifer Grygiel, thảo luận về việc việc thiếu thực thi các nguyên tắc cộng đồng khiến mạng xã hội không an toàn, phát sinh những nội dung có nguy hiểm như lời nói căm thù, tự làm hại bản thân và bạo hành.
“Điều quan trọng là các nền tảng Internet phải giám sát chặt chẽ những nội dung có thể kích động và ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần và sức khỏe của những người dùng khác”, Jennifer nói.
Về phần mình, TikTok cho rằng trào lưu Literally My Life không vi phạm quy tắc cộng đồng và những video trên mạng đơn giản chỉ đang truyền bá nhận thức về các vấn đề tiêu cực của cuộc sống.
“Chúng tôi ngăn cấm nội dung kích động hành vi tự làm hại bản thân hoặc tự sát. Tuy nhiên, chúng tôi cho phép người dùng chia sẻ kinh nghiệm của họ để nâng cao nhận thức về những vấn đề này. Trong trường hợp này, những video không vi phạm nguyên tắc cộng đồng của chúng tôi", trích email của TikTok gửi cho trang Vice.
Theo Zing
Giả livestream đám tang nghệ sĩ Chí Tài để trục lợi
Danh hài Chí Tài qua đời: Dù đám tang nghệ sĩ Chí Tài chưa diễn ra, nhiều YouTuber đã đăng tải video giả livestream để thu hút người xem.