- Mặt trời chính là thiên thể chính trong Hệ mặt trời (Thái dương hệ), vậy nó có những đặc điểm gì khiến các hành tinh và thiên thể khác có quỹ đạo bao quanh nó.
Lời giải cho bí ẩn nửa thế kỷ về Mặt trời
Trái đất sẽ bị hủy diệt khi nào?
Sẽ tới ngày Trái đất bị Mặt trời nuốt chửng?
Mặt trời là ngôi sao ở trung tâm và nổi bật nhất trong Thái dương hệ. Mặt trời có khối lượng khổng lồ, lớn gấp 332.900 lần so với khối lượng của Trái Đất) và nó tạo ra nhiệt độ và mật độ đủ lớn tại lõi để xảy ra phản ứng tổng hợp hạt nhân, làm giải phóng một lượng năng lượng khổng lồ, phần lớn phát xạ vào không gian dưới dạng bức xạ điện từ, với cực đại trong dải quang phổ từ 400 tới 700 nm mà chúng ta gọi là ánh sáng khả kiến.
Mặt trời được phân loại thành sao lùn vàng kiểu G2, nhưng tên gọi này hay gây ra sự hiểu nhầm khi so sánh nó với đại đa số các sao trong Ngân Hà, Mặt trời lại là một ngôi sao lớn và sáng. Các ngôi sao được phân loại theo biểu đồ Hertzsprung-Russell, biểu đồ thể hiện độ sáng của sao với nhiệt độ bề mặt của nó. Nói chung, các sao sáng hơn thì nóng hơn. Mặt trời nằm ở bên phải của đoạn giữa một dải gọi là dải chính trên biểu đồ. Tuy nhiên, số lượng các sao sáng hơn và nóng hơn Mặt trời là hiếm, trong khi đa phần là các sao mờ hơn và lạnh hơn, gọi là sao lùn đỏ, chúng chiếm tới 85% số lượng sao trong dải thiên hà.
Người ta tin rằng với vị trí của Mặt trời trên dải chính như vậy thì đây là một ngôi sao đang trong "cuộc sống mãnh liệt", nó vẫn chưa bị cạn kiệt nguồn nhiên liệu hydro cho các phản ứng tổng hợp hạt nhân. Mặt trời đang sáng hơn; trong buổi đầu của sự tiến hóa nó chỉ sáng bằng 70% so với độ sáng ngày nay.
Mặt trời còn là sao được sinh ra trong giai đoạn muộn của sự tiến hóa vũ trụ, và nó chứa nhiều nguyên tố nặng hơn hydro và heli (trong thiên văn học, những nguyên tố nặng hơn hydro và heli được gọi là nguyên tố "kim loại") so với các ngôi sao già. Các nguyên tố nặng hơn hydrovà heli được hình thành tại lõi của các sao già và sao nổ tung, do vậy thế hệ sao đầu tiên đã phải chết trước khi vũ trụ được làm giàu bởi những nguyên tố nặng này. Những sao già nhất chứa rất ít kim loại, trong khi những sao sinh muộn hơn có nhiều hơn. Tính kim loại cao được cho là yếu tố quan trọng cho sự phát triển thành một hệ hành tinh quay quanh Mặt trời, do các hành tinh hình thành từ sự bồi tụ các nguyên tố "kim loại".
Cùng với ánh sáng, Mặt trời phát ra một dòng liên tục các hạt tích điện (plasma) gọi là gió Mặt trời. Dòng hạt này trải rộng ra bên ngoài với vận tốc gần 1,5 triệu kilômét trên giờ, tạo ra vùng khí quyển loãng (Nhật quyển) thấm vào toàn bộ Hệ mặt trời. Đây chính là môi trường liên hành tinh. Các bão từ trên bề mặt Mặt trời, như bùng nổ Mặt trời và sự giải phóng vật chất ở vành nhật hoa gây nhiễu loạn nhật quyển, tạo ra thời tiết không gian.
Hiểu biết cơ bản nhất của nhân loại về Mặt trời ngày xưa đó là một đĩa sáng trong bầu trời, khi nó xuất hiện thì gọi là ban ngày, còn khi nó biến mất là ban đêm. Trong các nền văn hóa cổ đại và tiền sử, Mặt trời được xem là thần Mặt trời hay các hiện tượng siêu nhiên khác. Tuy nhiên nhờ khoa học mà ngày nay ta ngày càng biết hơn về Mặt trời, cấu trúc cũng như cách thức nó hoạt động.
Tìm hiểu về chòm sao Bạch Dương trong 12 cung Hoàng đạo
Bạch Dương hay còn có tên là Dương cưu - tiếng anh là Aries (21/3 - 19/4). Đây là cung đầu tiên của vòng Hoàng đạo.
4 bí ẩn vũ trụ khoa học chưa thể giải thích
Dưới đây là bốn bí ẩn vũ trụ đã và đang khiến các nhà khoa học vô cùng đau đầu tìm lời giải.
Dự thảo môn Tin học chương trình giáo dục phổ thông mới
Dưới đây là dự thảo môn Tin học chương trình giáo dục phổ thông mới.
Nhật Linh (theo Wikipedia)