Thông tin từ Bộ Khoa học và Công nghệ cho hay, trong ngày hôm nay và
ngày mai, 15/4, đám mây phóng xạ tiếp tục lan rộng khắp Đông Nam Á và di
chuyển về phía Ấn Độ.
TIN LIÊN QUAN
Bản báo cáo mới nhất của Tổ công tác xử lý thông tin sự cố Nhà máy điện hạt nhân Fukushima I thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ cho hay, theo dự đoán, trong ngày hôm nay và ngày mai, 15/4, đám mây phóng xạ tiếp tục lan rộng khắp Đông Nam Á và di chuyển về phía Ấn Độ, xuống Nam Bán cầu.
Tuy nhiên, báo cáo này cũng khẳng định, nồng độ hạt nhân phóng xạ đo được tại các trạm quan trắc tại Đông Nam Á là rất thấp so với mức cho phép.
Tại Việt Nam, báo cáo từ Tổ công tác cũng cho biết, Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân (Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam) đã kiểm tra nồng độ phóng xạ trong nước mưa (trận mưa ngày 7/4/2011). Kết quả phát hiện được đồng vị phóng xạ Cs-137 Cs-134 và I-131 nhưng với nồng độ thấp hơn nhiều so với giới hạn cho phép, không ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
Tại Đà Lạt, ngoài các đồng vị phóng xạ tự nhiên là: Be-7 (có nguồn gốc từ tia vũ trụ), K-40, Th-232 và U-238 (có nguồn gốc từ bụi đất), các trạm quan trắc còn tiếp tục ghi nhận được đồng vị phóng xạ nhân tạo là là: I-131, Cs-134 và Cs-137. Tuy nhiên, báo cáo cũng khẳng định, nồng độ các đồng vị phóng xạ đều ở mức rất thấp, không ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và môi trường.
Về tình hình Nhật Bản, sau trận động đất 6,6 độ ngày 11/4, công việc phun nước làm mát và bơm khí ni-tơ tại nhà máy Fukushima I đã được khôi phục chỉ sau một thời gian ngắn. Tính đến ngày 13/4, Tập đoàn điện lực Tokyo (TEPCO) đã chuyển được 250 tấn nước nhiễm xạ từ rãnh bê tông sang bể ngưng tụ của tổ máy số 2. Mức độ phóng xạ trong nhà máy trong ngày 12 và 13/4 tiếp tục giảm nhẹ.
TEPCO cho biết mức độ bức xạ trong nước biển gần nhà máy đo ngày 10/4 đã giảm: Tại điểm đo gần cổng lấy nước của tổ máy số 2, mức độ I-131 là 200 Bq/cm3, gấp 5.000 lần giới hạn cho phép, giảm đáng kể so với mức gấp 7,5 triệu lần đo được vào ngày 2/4.
Trong khi đó, ngày 11/4, Chánh Văn phòng Nội các Yukio Edano cho biết Chính phủ Nhật đã quyết định mở rộng phạm vi sơ tán thêm một số khu vực cách nhà máy khoảng 30 km nhằm tránh nguy cơ dân chúng bị nhiễm phóng xạ tích lũy trong thời gian dài. Và trong vòng 1 tháng tới, người dân sống tại các khu vực mở rộng này sẽ được sơ tán.
Lê Văn
TIN LIÊN QUAN
Việt Nam xây chương trình phòng nhiễm phóng xạ
Mây phóng xạ đang đi qua lãnh thổ Việt Nam
Mây phóng xạ từ Nhật vào VN: Nguy hiểm?
Mây phóng xạ đang đi qua lãnh thổ Việt Nam
Mây phóng xạ từ Nhật vào VN: Nguy hiểm?
Bản báo cáo mới nhất của Tổ công tác xử lý thông tin sự cố Nhà máy điện hạt nhân Fukushima I thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ cho hay, theo dự đoán, trong ngày hôm nay và ngày mai, 15/4, đám mây phóng xạ tiếp tục lan rộng khắp Đông Nam Á và di chuyển về phía Ấn Độ, xuống Nam Bán cầu.
Tuy nhiên, báo cáo này cũng khẳng định, nồng độ hạt nhân phóng xạ đo được tại các trạm quan trắc tại Đông Nam Á là rất thấp so với mức cho phép.
Hình ảnh dự đoán hướng di chuyển của mây phóng xạ ngày 13/4. |
Tại Việt Nam, báo cáo từ Tổ công tác cũng cho biết, Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân (Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam) đã kiểm tra nồng độ phóng xạ trong nước mưa (trận mưa ngày 7/4/2011). Kết quả phát hiện được đồng vị phóng xạ Cs-137 Cs-134 và I-131 nhưng với nồng độ thấp hơn nhiều so với giới hạn cho phép, không ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
Tại Đà Lạt, ngoài các đồng vị phóng xạ tự nhiên là: Be-7 (có nguồn gốc từ tia vũ trụ), K-40, Th-232 và U-238 (có nguồn gốc từ bụi đất), các trạm quan trắc còn tiếp tục ghi nhận được đồng vị phóng xạ nhân tạo là là: I-131, Cs-134 và Cs-137. Tuy nhiên, báo cáo cũng khẳng định, nồng độ các đồng vị phóng xạ đều ở mức rất thấp, không ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và môi trường.
Về tình hình Nhật Bản, sau trận động đất 6,6 độ ngày 11/4, công việc phun nước làm mát và bơm khí ni-tơ tại nhà máy Fukushima I đã được khôi phục chỉ sau một thời gian ngắn. Tính đến ngày 13/4, Tập đoàn điện lực Tokyo (TEPCO) đã chuyển được 250 tấn nước nhiễm xạ từ rãnh bê tông sang bể ngưng tụ của tổ máy số 2. Mức độ phóng xạ trong nhà máy trong ngày 12 và 13/4 tiếp tục giảm nhẹ.
TEPCO cho biết mức độ bức xạ trong nước biển gần nhà máy đo ngày 10/4 đã giảm: Tại điểm đo gần cổng lấy nước của tổ máy số 2, mức độ I-131 là 200 Bq/cm3, gấp 5.000 lần giới hạn cho phép, giảm đáng kể so với mức gấp 7,5 triệu lần đo được vào ngày 2/4.
Trong khi đó, ngày 11/4, Chánh Văn phòng Nội các Yukio Edano cho biết Chính phủ Nhật đã quyết định mở rộng phạm vi sơ tán thêm một số khu vực cách nhà máy khoảng 30 km nhằm tránh nguy cơ dân chúng bị nhiễm phóng xạ tích lũy trong thời gian dài. Và trong vòng 1 tháng tới, người dân sống tại các khu vực mở rộng này sẽ được sơ tán.
Lê Văn