Dù cuộc sống nhiều khó khăn đè nặng vai người phụ nữ ấy nhưng dư luận từ xóm làng mới thực sự là điều quá lớn để có thể vượt qua…
TIN BÀI KHÁC
Ăn thịt lợn chứa tăng trọng gây dậy thì sớm?
“Sếp bà” CDC có hành vi tình dục với cả động vật
Giường 3 người ngủ, vẫn hãm hiếp được bé gái?
Hà Nội: Phát hiện hầm bí mật trong KS Metropole
Hà Nội: Tháo dỡ tháp nghiêng lớn nhất thủ đô
Nghệ nhân 'nhí' chơi đàn bầu xôn xao xứ Nghệ
Trước vụ việc lột áo đánh bạn được đưa lên Internet gây bức xúc trong dư luận xã hội, Phóng viên đã trực tiếp về trường THPT Tứ Sơn (xã Trường Sơn, huyện Lục Nam, Bắc Giang) - nơi xảy ra vụ việc.
Dù nằm cách TP Bắc Giang chỉ chừng 40 km nhưng với hơn 20 km đường đất gập ghềnh khó đi, vùng núi Trường Sơn dường như là một nơi nằm tách biệt so với phần còn lại của huyện trung du Lục Nam.
Thật khó khăn khi xung quanh trường chỉ có khoảng vài chục hộ gia đình sinh sống và hầu hết đều không biết các em từ thôn xã nào đến đây. Họ chỉ biết ngôi trường Tứ Sơn nằm cách trung tâm huyện hơn 20 km và có một số các em học sinh phải ở trọ lại gần trường dù nhà cách trường không quá 10km, nhưng vì đường quá xấu để có thể vừa học vừa đi về trong ngày bằng xe đạp.
Khu nhà trọ gần trường THPT Tứ Sơn đã diễn ra vụ nữ sinh lột áo đánh bạn hơn nửa tháng trước |
Sau khi dò hỏi nhiều người chúng tôi tìm đến thôn Suối Ván ở xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam (tỉnh Bắc Giang). Đó là thôn mà gia đình em Bế Thị Cúc đang ở.
Ánh mắt ấy… biết nói
Qua nhiều lần hỏi đường đến “nhà cô Lý Thị Bằng có cô con gái là Cúc trên video đánh nhau được tung lên mạng”, chúng tôi đã tìm được đến gần nhà Cúc. Khi đang hỏi thăm tiếp, chúng tôi bắt gặp người phụ nữ với vóc dáng nhỏ nhắn dắt chiếc xe đạp chở bao phân hóa học mới mua về đang đứng nhìn người khách lạ hỏi đường. Hỏi ra mới biết người phụ nữ ấy chính là mẹ của Cúc.
Tôi còn nhớ như in ánh mắt ấy. Đôi mắt của người phụ nữ đội nón ấy khi ngước nhìn chúng tôi ánh lên sự mệt mỏi và buồn tủi. Có lẽ đó là sự mặc cảm do hành vi của con mình gây ra, với tấm lòng thương con cùng sự thất vọng, xấu hổ với làng xóm...
Theo chân cô Lý Thị Bằng, chúng tôi đi đến ngôi nhà nhỏ nằm trong xóm xa đường liên thôn. Ngôi nhà 4 gian lợp ngói đã cũ lắm rồi, bên cạnh là gian bếp giáp với ao nước xanh rêu.
Tại sân, thấy một thiếu nữ đang đi thóc (đảo thóc cho nhanh khô), chúng tôi đoán không lầm đó là Cúc. Trái với suy nghĩ ban đầu, Cúc và người nhà ân cần mời chúng tôi vào nhà và nói chuyện.
Cùng ngồi ở ghế nghe con kể chuyện mà trên đôi mắt đầy ưu tư của người mẹ ấy, nước mắt đã chực trào ra. Phải đến một lúc sau, cô mới lên tiếng được: “Nhà có hai đứa con gái, Cúc còn một em gái nữa ít hơn một tuổi đang học cùng trường và ở chung phòng trọ.
Sự việc tôi cũng chẳng biết gì nhưng khi nghe tin như vậy tôi đã vào (đến trường) để lôi nó về. Tôi cảm thấy Cúc làm như thế là quá đáng. Gia đình thất vọng lắm! Bây giờ cũng chẳng biết nói thế nào nữa. Gia đình cũng không muốn con mình như thế và cũng chẳng dạy chúng nó như thế. Nhưng mà chúng nó vào (đi học) rồi tự dưng như thế.
Những ngày qua, không khí gia đình Cúc thật buồn |
Nhà thì chẳng có gì đâu nhưng muốn cho con học hành tử tế. Bố thì phải đi làm thuê để kiến tiền cho con đi học nhưng con lại làm thế. Bố mẹ quá thất vọng, không cho đi học nữa, về đi làm đồng. Thời gian tới, tôi cho Cúc nghỉ luôn. Hôm trước tôi đã vào viết đơn xin cho nghỉ rồi”.
“Tôi quá xấu hổ vì con!”
Ngồi lặng một chút, cô B. tâm sự: “Nhà tôi vừa mới lên Cao Bằng. Hôm trước còn họp phụ huynh cho con xong mới đi chứ có biết sự việc là gì đâu. Hôm đó, nhà tôi bảo kéo về, trói vào đánh cho một trận, không cho học hành gì nữa.
Nhà tôi đi làm bốc vác xi sắt (xi măng và sắt thép) ở Cao Bằng. Tôi cũng muốn cho các cháu đi học dù nhà không còn gì nữa, phải đi vay mượn và làm thuê.
Lúc nhà tôi đi, không có tiền lại phải vay bà chủ quán bên xóm kia. Đi làm như thế cũng cực nhọc lắm mà chẳng được bao nhiêu, có tháng được đến 2-3 triệu cũng chỉ đóng học cho các cháu thôi. Có tháng có việc làm thì còn tốt nhưng có tháng không có việc thì…
Ở nhà, còn tôi với bố mẹ chồng đã gần 80 tuổi rồi thì cũng chỉ biết biết bám vào 1 sào ruộng của nhà và 2 sào ruộng đi thuê. Nhà tôi ốm đau suốt nhưng vì các con, hai vợ chồng vẫn cứ động viên nhau cố gắng để các con được đi học”.
“Cúc chỉ nghe xúi giục mà đánh hộ bạn chứ nó không liên quan gì đến. Ấy vậy mà bây giờ tiếng tăm khắp nơi. Lớn đầu rồi mà chẳng biết cái gì. Tôi cũng muốn cho học, không nhiều được thì cũng cố hết lớp 12 để rồi thì cũng cố gắng cho học tiếp. Nhưng chắc không học được nữa vì tiếng tăm như thế rồi. Tôi quá xấu hổ vì con!” - cô Bằng nói.
"Tôi trăm lần, ngàn lần xin lỗi gia đình cháu Ng. (nữ sinh bị Cúc và nhóm bạn lột áo, hành hung). "Con dại cái mang", quả tình gia đình tôi không bao giờ cho phép cháu làm điều ác như thế. Chúng tôi xin lỗi".
Qua lời cô Bằng, chúng tôi có thể cảm nhận được hết sự thất vọng của người mẹ này đối với cô con gái lớn đang trong giai đoạn hoàn thiện nhân cách của mình.
(Theo Giáo dục Việt Nam)