Gã khổng lồ phần mềm tuyên bố những lời bình luận của một quan chức Intel về việc hệ điều hành Windows kế tiếp sẽ có tối thiểu 4 phiên bản là “thiếu chính xác và gây hiểu lầm”.
Tuy vậy, theo giới phân tích, vụ đấu khẩu này không báo hiệu một sự rạn nứt hay đổ vỡ trong mối quan hệ hợp tác hữu hảo bấy lâu nay giữa 2 gã khổng lồ. Trên thực tế, theo bà Sarah Rotman Epps của hãng nghiên cứu Forrester, thật khó để phân định đâu là bạn, đâu là đối thủ cạnh tranh trong năm 2011 này.
“Cứ nhìn HP là thấy. Họ vẫn rất cẩn thận khi khẳng định Microsoft là một đối tác quan trọng, nhưng lại không đắn đo từ bỏ Microsoft để theo đuổi WebOS”.
Trở lại với phát ngôn mới nhất từ Microsoft, hiển nhiên là nó nhằm phản ứng lại những bài báo đưa tin chiều qua về cuộc họp cổ đông thường niên của Intel, nơi Tổng Giám đốc nhóm Phần mềm và dịch vụ của Intel Renee James hớ miệng rằng Windows 8 sẽ không chạy được các phần mềm Windows cũ trên những thiết bị sử dụng vi xử lý ARM.
“Trên nền tảng ARM sẽ có trải nghiệm hoàn toàn mới, được thiết kế chuyên cho di động, tablet và một số ít thiết bị nắp gập”, James cho biết. “Các đối thủ của chúng tôi (ám chỉ những nền tảng chip không do Intel sản xuất – PV) sẽ không thể chạy được các ứng dụng cũ. Bây giờ không và mãi mãi cũng không”.
Dường như Intel có sở thích “dìm hàng” WIndows 8 trên ARM. Đầu tuần, hãng này cũng tuyên bố sẽ “khuấy động thị trường vi xử lý di động bằng một công nghệ vi xử lý sắp ra mắt”. Theo đó, bất cứ ai sở hữu một thiết bị dùng chip Intel hoặc nền tảng x86 sẽ có thể chạy cả Windows 7 lẫn WIndows 8. Họ sẽ chạy được tất cả các ứng dụng cũ, các file cũ mà không gặp phải vấn đề gì cả”.
Tuy nhiên, Microsoft tỏ ra khó chịu ra mắt trước hành động cầm đèn chạy trước ô tô của Intel. “Những lời bình luận mà Intel đưa ra trong ngày hôm qua về kế hoạch phát triển phiên bản WvIndows tiếp theo là hoàn toàn thiếu chính xác và có thể gây hiểu lầm nơi người dùng”. Theo Microsoft, ngay từ những lần trình diễn WIndows trên SoC (cả hệ thống trên một con chip – System on a chip) đầu tiên, Microsoft đã thông báo rất rõ ràng về mục tiêu của mình. Đó chỉ là công nghệ ở giai đoạn “trình diễn”, không hơn. Và hiện tại, Microsoft chưa có thêm bất cứ thông tin chi tiết nào khác về Windows 8.
Hồi đầu năm nay, Microsoft thông báo hãng sẽ phát triển phiên bản Windows dành cho vi xử lý SoC, bao gồm cả những vi xử lý dùng cấu trúc ARM. Phiên bản Windows dành cho SoC là một nỗ lực quan trọng của Microsoft để công phá thị trường máy tính bảng, nơi hãng này đang thua xa các đối thủ là Apple và Google.
Nhưng kể cả trong trường hợp xấu nhất là Microsoft không hỗ trợ các phần mềm Windows truyền thống trên tablet thật, thì đấy cũng chẳng phải là “ngày tận thế”, bà Sarah Epps bình luận. “Không có phần mềm cũ thì chuyển sang dùng phần mềm mới. Tốc độ phát triển vũ bão của công nghệ đòi hỏi cái mới ra đời liên tục”.
Lấy thí dụ, RIM đã quyết định phần mềm BlackBerry Bridge dành cho máy tính bảng PlayBook không hỗ trợ các smartphone BlackBerry đời cũ, còn Apple ipad, dù không thể chạy phần mềm Mac nhưng vẫn được người dùng đổ xô đi mua.
“Theo một cuộc khảo sát cách đây 2 tháng do chúng tôi tiến hành với gần 4000 người, WIndows vẫn là hệ điều hành số 1 mà người dùng muốn có trên tablet. Đó chính là cơ hội lớn mà Microsoft không thể bỏ qua”, bà Epps kết luận.
Trọng Cầm (Theo PCWorld)
>>Playboy lên mạng 'từ A đến Z'
>>Xuất hiện TV nét hơn chuẩn HD... 16 lần
>>ThinkPad X1 sặc nước cũng vẫn 'ngất lịm'
>>Obama rơi điện thoại BlackBerry
>>Xuất hiện TV nét hơn chuẩn HD... 16 lần
>>ThinkPad X1 sặc nước cũng vẫn 'ngất lịm'
>>Obama rơi điện thoại BlackBerry
Tuy vậy, theo giới phân tích, vụ đấu khẩu này không báo hiệu một sự rạn nứt hay đổ vỡ trong mối quan hệ hợp tác hữu hảo bấy lâu nay giữa 2 gã khổng lồ. Trên thực tế, theo bà Sarah Rotman Epps của hãng nghiên cứu Forrester, thật khó để phân định đâu là bạn, đâu là đối thủ cạnh tranh trong năm 2011 này.
“Cứ nhìn HP là thấy. Họ vẫn rất cẩn thận khi khẳng định Microsoft là một đối tác quan trọng, nhưng lại không đắn đo từ bỏ Microsoft để theo đuổi WebOS”.
Trở lại với phát ngôn mới nhất từ Microsoft, hiển nhiên là nó nhằm phản ứng lại những bài báo đưa tin chiều qua về cuộc họp cổ đông thường niên của Intel, nơi Tổng Giám đốc nhóm Phần mềm và dịch vụ của Intel Renee James hớ miệng rằng Windows 8 sẽ không chạy được các phần mềm Windows cũ trên những thiết bị sử dụng vi xử lý ARM.
“Trên nền tảng ARM sẽ có trải nghiệm hoàn toàn mới, được thiết kế chuyên cho di động, tablet và một số ít thiết bị nắp gập”, James cho biết. “Các đối thủ của chúng tôi (ám chỉ những nền tảng chip không do Intel sản xuất – PV) sẽ không thể chạy được các ứng dụng cũ. Bây giờ không và mãi mãi cũng không”.
Dường như Intel có sở thích “dìm hàng” WIndows 8 trên ARM. Đầu tuần, hãng này cũng tuyên bố sẽ “khuấy động thị trường vi xử lý di động bằng một công nghệ vi xử lý sắp ra mắt”. Theo đó, bất cứ ai sở hữu một thiết bị dùng chip Intel hoặc nền tảng x86 sẽ có thể chạy cả Windows 7 lẫn WIndows 8. Họ sẽ chạy được tất cả các ứng dụng cũ, các file cũ mà không gặp phải vấn đề gì cả”.
Tuy nhiên, Microsoft tỏ ra khó chịu ra mắt trước hành động cầm đèn chạy trước ô tô của Intel. “Những lời bình luận mà Intel đưa ra trong ngày hôm qua về kế hoạch phát triển phiên bản WvIndows tiếp theo là hoàn toàn thiếu chính xác và có thể gây hiểu lầm nơi người dùng”. Theo Microsoft, ngay từ những lần trình diễn WIndows trên SoC (cả hệ thống trên một con chip – System on a chip) đầu tiên, Microsoft đã thông báo rất rõ ràng về mục tiêu của mình. Đó chỉ là công nghệ ở giai đoạn “trình diễn”, không hơn. Và hiện tại, Microsoft chưa có thêm bất cứ thông tin chi tiết nào khác về Windows 8.
Hồi đầu năm nay, Microsoft thông báo hãng sẽ phát triển phiên bản Windows dành cho vi xử lý SoC, bao gồm cả những vi xử lý dùng cấu trúc ARM. Phiên bản Windows dành cho SoC là một nỗ lực quan trọng của Microsoft để công phá thị trường máy tính bảng, nơi hãng này đang thua xa các đối thủ là Apple và Google.
Nhưng kể cả trong trường hợp xấu nhất là Microsoft không hỗ trợ các phần mềm Windows truyền thống trên tablet thật, thì đấy cũng chẳng phải là “ngày tận thế”, bà Sarah Epps bình luận. “Không có phần mềm cũ thì chuyển sang dùng phần mềm mới. Tốc độ phát triển vũ bão của công nghệ đòi hỏi cái mới ra đời liên tục”.
Lấy thí dụ, RIM đã quyết định phần mềm BlackBerry Bridge dành cho máy tính bảng PlayBook không hỗ trợ các smartphone BlackBerry đời cũ, còn Apple ipad, dù không thể chạy phần mềm Mac nhưng vẫn được người dùng đổ xô đi mua.
“Theo một cuộc khảo sát cách đây 2 tháng do chúng tôi tiến hành với gần 4000 người, WIndows vẫn là hệ điều hành số 1 mà người dùng muốn có trên tablet. Đó chính là cơ hội lớn mà Microsoft không thể bỏ qua”, bà Epps kết luận.
Trọng Cầm (Theo PCWorld)