1. Miền Bắc của Việt Nam có bao nhiêu tỉnh/ thành phố?

  • 23
  • 25
  • 27
  • 29
Chính xác

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, miền Bắc nước ta có 25 tỉnh thành, trong đó gồm 23 tỉnh và 2 thành phố trực thuộc Trung ương là Hà Nội và Hải Phòng. Bắc Bộ gồm 3 tiểu vùng là Tây Bắc Bộ (6 tỉnh), Đông Bắc Bộ (9 tỉnh) và Đồng bằng sông Hồng (10 tỉnh, thành phố).

2. Tỉnh nào rộng nhất miền Bắc?

  • Lai Châu
  • Điện Biên
  • Sơn La
  • Lạng Sơn
Chính xác

Với diện tích tự nhiên lên tới hơn 14.000 km2, Sơn La là tỉnh rộng nhất miền Bắc, lớn thứ ba ở Việt Nam. Sơn La giáp ranh với các tỉnh Yên Bái, Điện Biên và Lai Châu về phía Bắc; tỉnh Hòa Bình và Phú Thọ ở phía Đông; Thanh Hóa ở phía Nam.

Xếp sau đó là Điện Biên (hơn 9.500 km2), Lai Châu (hơn 9.000 km2).

Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn nhất cả nước, đạt khoảng 16.486,5 km2.

3. Tỉnh nào có dân số ít nhất cả nước?

  • Lai Châu
  • Cao Bằng
  • Điện Biên
  • Bắc Kạn
Chính xác

Chỉ với hơn 300.000 người dân sinh sống, Bắc Kạn là nơi có dân số ít nhất cả nước ta. Tại khu vực Bắc Bộ, Lai Châu, Cao Bằng cũng là hai tỉnh có dân số ít, lần lượt khoảng 460.000 và 533.000 người.

4. Trung du và miền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú chủ yếu của dân tộc ít người nào?

  • Tày, Ba Na, Hoa
  • Thái, Vân Kiều, Dao
  • Tày, Ba Na, Vân Kiều
  • Tày, Nùng, Mông
Chính xác

Trung du và miền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú của trên 30 dân tộc ít người cùng sinh sống. Các dân tộc sinh sống chủ yếu là Thái, Mường, Dao, Mông,... ở Tây Bắc; Tày, Nùng, Dao, Mông,... ở Đông Bắc. 

5. Tỉnh nào sau đây không nằm ở Tây Bắc?

  • Hòa Bình
  • Yên Bái
  • Lạng Sơn
  • Điện Biên
Chính xác

Về mặt hành chính, Tây Bắc hiện nay gồm có 6 tỉnh là Lào Cai, Lai Châu, Yên Bái, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình. Tổng diện tích của vùng Tây Bắc là khoảng 5,645 triệu ha chiếm 10,5 % so với tổng diện tích cả nước.

Lạng Sơn là một tỉnh miền núi biên giới nằm ở vùng Đông Bắc Bộ.