Năm 2009, Brian Action là một lập trình viên có năng lực và đã từng làm việc cho cả hai công ty là Apple và Yahoo. Ngày 23/5/2009, Twitter của anh viết: “Bị trụ sở Twitter từ chối. Ổn thôi mà. Nếu có thể đó sẽ là một chuyến đi dài”.

Ba tháng sau, trên Twitter của ông lại viết: “Facebook từ chối tôi. Đây vốn là một cơ hội kết nối với những người tuyệt vời. Chờ đợi cuộc phiêu lưu tiếp theo của cuộc đời”.

Theo Marc Cenedella, người sáng lập của công ty The Ladder và hiện giờ là Knowzen, Acton từng là nhân viên thứ 44 của Yahoo, nhưng anh đã mất hàng triệu USD sau khi bong bóng “dot-com” vỡ trong năm 2000. Người đàn ông 37 tuổi lúc đó không biết nên làm gì tiếp theo.

 Sau đó người đàn ông này đã đùa giỡn với một ý tưởng về startup, tiếc rằng nó chẳng đi đến đâu cả. Acton cảm thấy rất buồn. 11 năm làm nhân viên của Yahoo mà giờ nó đã trở thành chuyện của quá khứ. Đến giờ, ông lại bị cả Facebook lẫn Twitter từ chối. Thật đáng sợ khi bạn bị đẩy ra đường lúc đã 40 tuổi. Nhưng điều tuyệt vời nhất ở Brian là ông luôn có sự lạc quan và duyên dáng thậm chí khi bị từ chối.

Một thời gian sau, Acton làm việc cho kỹ sư Jan Koum, một người bạn nhiều năm của anh từ hồi cả 2 còn làm chung với nhau ở Yahoo. Acton nhận được danh hiệu cao quý “đồng sáng lập” nhưng chẳng nhận được đồng lương nào. Và cả 2 chính là đồng sáng lập của WhatsApp.

Ông làm việc cho WhatsApp tháng 11/2009, tức là chỉ 3 tháng sau cuộc phỏng vấn của Facebook. Cả hai chính thức mở startup này vào tháng 1/2010. Bốn năm sau, chính Facebook đã mua lại công ty với giá 19 tỷ USD và Acton ước tính nhận được 3 tỷ USD vào thời điểm đó. Hiện con số này đã lên gần 4 tỷ.

Câu chuyện của người đồng sáng lập còn lại của WhatsApp cũng không kém đặc biệt. Koum từng là dân nhập cư từ Ukraina đến Mỹ năm 16 tuổi. Ban đầu ông làm ở một cửa hàng thực phẩm và bỏ học tại Đại học bang San Jose trước khi làm việc cho Yahoo. Cổ phần ở WhatsApp của Koum lớn hơn Acton vì vậy trong vụ mua lại, Koum được phần nhiều hơn.