- HĐXX tuyên phạt Lê Thị Đông Phương 3 năm tù; Nguyễn Lê Thiên Lý 3 năm tù. Buộc bị cáo Lê Thị Đông Phương bồi thường tổng cộng 40 triệu đồng cho các bị hại.

XEM CLIP TẠI ĐÂY

Sáng 20/1, tại Nhà Thiếu Nhi quận Thủ Đức, TP. HCM hàng nghìn người đã tập trung để theo dõi phiên xét xử lưu động 2 bảo mẫu Lê Thị Đông Phương (31 tuổi, chủ cơ sở mầm non Phương Anh) và Nguyễn Lê Thiên Lý (19 tuổi, ngụ Kiên Giang).

Phiên tòa do thẩm phán Vũ Tất Trình làm chủ tọa, cùng 2 Hội thẩm nhân dân là ông Huỳnh Tiến Dũng (cán bộ Trung tâm Thể dục Thể thao) và bà Nguyễn Thị Quý (cán bộ hưu trí phường Tam Phú, quận Thủ Đức).

{keywords}

Đông Phương và Thiên Lý nước mắt lưng tròng tại phiên xử. (Ảnh: Quốc Đoan)

{keywords}

Hàng nghìn người chật kín hội trường. (Ảnh: Quốc Đoan)

{keywords}

Bốn bị hại là các cháu Trình Thụy Lâm, Nguyễn Trần Hòa, Lê Tuấn Khang và Bùi Ngọc Châu. Các cháu và những người đại diện hợp pháp có mặt tại phiên tòa (Ảnh: Quốc Đoan)

7h45 phút người dân đã tập trung đông nghẹt trước khu vực phòng xử.

8h, nhận được tin từ lực lượng hỗ trợ tư pháp về việc quá nhiều người dân đến gây quá tải nghiêm trọng khu vực phòng xử, khu vực bãi gửi xe của Nhà thiếu Nhi quận Thủ Đức rất rộng nhưng buộc phải đóng cửa không nhận xe vì người dân tiếp tục kéo vào.

Khi HĐXX bước vào đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử, người dân vẫn bao vây rất đông, gây áp lực đòi mở cửa phòng xử án để họ được theo dõi, lực lượng công an phải lập thành hàng rào trước cửa phòng.

Cảnh tượng trước phòng xử vô cùng hỗn loạn.

{keywords}

Trước đó 2 bị cáo được dẫn giải vào từ cửa sau do có hàng nghìn người chen lấn vào dự tòa. (Ảnh: Quốc Đoan)

{keywords}

2 bão mẫu bị dẫn giải vào phòng xử (Ảnh Zing.vn)

{keywords}

Mặc cảnh sát lập hàng rào ngăn cản, người dân lao lên, đập tay liên tiếp vào phòng xử án đòi mở cửa. (Ảnh: Mai Phượng)

8h40 phút, mặc cảnh sát lập hàng rào ngăn cản, người dân lao lên, đập tay liên tiếp vào phòng xử án đòi mở cửa. Do quá đông người, để đảm bảo an ninh, hai bảo mẫu được đưa vào hội trường phiên xử bằng cửa sau.

Chủ tọa vẫn đang tiến hành phần thủ tục phiên tòa, hỏi VKS, Luật sư có ý kiến gì phần thủ tục không, không ai có ý kiến. Người dự khán trong phòng xử quá ồn ào, chủ tọa phải nói lớn "Đề nghị mọi người trong phòng xử phải tật tự" nhưng tình hình không mấy khả quan.

Trước tình huống trên, lực lượng cảnh sát tiếp tục được tăng cường, cánh cửa phòng xử được mở để người dân nghe diễn biến phiên tòa qua chiếc loa lớn bên ngoài phòng xử.

8h51 phút, VKS công bố cáo trạng.

{keywords}
Vụ “tra tấn” trẻ mầm non của hai bảo mẫu từng gây chấn động dư luận

Sau khi VKS công bố cáo trạng, bị cáo Đông Phương được tòa thẩm vấn đầu tiên. Trả lời câu hỏi của chủ tọa, Đông Phương khai mở cơ sở giữ trẻ từ giữa năm 2012. Đến tháng 9/2013, do đông trẻ nên bị cáo tuyển thêm Lý vào làm cấp dưỡng.

- Các bé bị cáo phụ trách thế nào?
Bé Trọng Hoàng, Thùy Lâm, bé Ngọc Châu... lười ăn.

- Khi trẻ lười ăn, bị cáo cho ăn như thế nào?
Bị cáo dụ bé ăn, không ăn cơm thì ăn cháo, không ăn cháo thì bị cáo cho uống sữa.

- Nếu trẻ không ăn thì sao?
Bị cáo la.

- Ngoài la thì còn hành vi nào khác không?
Dạ, bị cáo có đánh bé Trọng Hoàng.

- Đánh mục đích gì?
Bị cáo thấy bé bệnh, bé không ăn được nên bị cáo đánh cho bé ăn (người dự khán ồ lên).

- Mỗi lần bị cáo đánh như vậy xong bé có ăn không?
Dạ, không.

- Ngoài đánh bé Trọng Hoàng, còn đánh bé nào nữa không?
Bé Thùy Lâm.

- Bé mấy tháng tuổi?
10 tháng tuổi.

- Đứa trẻ 10 tháng tuổi sao có thể tự chăm sóc, cha mẹ bé mới gửi cho bị cáo. Bị cáo chăm sóc như thế nào khi bé không ăn?
Bị cáo ngả người bé ra, đổ thức ăn vào.

- Bị cáo đánh bé mấy lần?
2 lần.

- Với những bé khác thì sao? Ai là người cho ăn?
Dạ, cô Điều.

- Bị cáo học sư phạm mầm non, đã được học về tâm sinh lý các trẻ. Bị cáo có được học các cách xử lý không?
Có.

- Vậy trường có dạy bị cáo hành động như vậy không?
Dạ, không.

- Tại sao bị cáo lại hành động như vậy?
Bị cáo thiếu suy nghĩ mới làm vậy. Bị cáo nóng giận quá không làm chủ được mình.

Chủ tọa phân tích về tâm sinh lý các trẻ mầm non, để có thể chăm sóc, người lớn phải cưng chiều, phải có nghiệp vụ, phải có kiến thức... Bị cáo đã được học, tại sao bị cáo không áp dụng? Đông Phương im lặng.

- Bị cáo khai nhà trẻ có phòng ăn riêng vậy tại sao lại đưa ra phía sau cho ăn?
Tại các bé ăn chậm, các bé lười ăn nên ăn chậm, bị cáo đưa ra ngoài cho ăn tiếp để cô Điều dọn dẹp.

- Bị cáo có chỉ đạo khi bé không ăn thì Lý phải xử lý thế nào không?
Dạ, bị cáo bảo cho ăn từ từ.

- Bị cáo có được xem lại những hình ảnh lúc bị cáo cho các bé ăn không? Bị cáo thấy thế nào?
Bị cáo thấy mình sai.

- Bị cáo có con không? Con mấy tuổi?
Dạ con bị cáo 8 tuổi.

- Nếu con bị cáo gửi đi nơi khác, bị đối xử như vậy bị cáo thấy thế nào?
Dạ, buồn ạ.

- Đã bao giờ bị cáo cho con bị cáo ăn giống như vậy không?
Dạ không.

- Một bữa ăn, một chén cháo, một ly sữa của các cháu mà đầy nước mắt, bị cáo nghĩ thế nào?
Bị cáo sai rồi ạ.

Chủ tọa hỏi bị cáo Lý:

- Bị cáo vào làm tại nhà trẻ Phương Anh từ khi nào?
Từ đầu tháng 9/2013. Bị cáo là cháu của Đông Phương, được giao nhiệm vụ cấp dưỡng, dọn dẹp vệ sinh, cho trẻ ăn.

- Khi cho trẻ ăn, bị cáo hành động như thế nào?
Bị cáo thừa nhận khi cho Ngọc Châu ăn do bé khó ăn nên bị cáo dọa sẽ bỏ vào thùng nước để bé sợ.

Ngoài bé Châu, bị cáo có hù dọa bé Ngọc Hoàng 2 lần. Lý khai do quá nóng giận mới hành động như vậy. Giờ nghĩ lại, bị cáo thấy vô cùng ân hận.

Chủ tọa tiếp tục thẩm vấn làm rõ hành vi của các bị cáo trong vụ án.

Tại phiên tòa, đại diện cho bị hại là mẹ cháu Trần Hòa nói rõ: Gửi con vào cơ sở Phương Anh từ tháng 12/2012. Trước đây cháu khỏe mạnh nhưng từ khi đi trẻ thường bị bệnh tiêu hóa, ăn hay ói. Mỗi khi đến đón, mẹ muốn nói chuyện thêm với cô một chút nhưng bé khóc đòi về ngày. Về nhà, bé sợ không muốn đi học.

Mẹ bé Trọng Hoàng đề nghị tòa xử đúng theo pháp luật. Yêu cầu hoàn trả tiền học phí 10 tháng là 15 triệu. Đưa bé đi khám bác sĩ tâm lý cho thấy, bé bị ảnh hưởng nên mẹ bé Trọng Hoàng yêu cầu bồi thường 45 triệu gồm tổn thất tinh thần và thiệt hại về sức khỏe.

Hội thẩm nhân dân hỏi Đông Phương:

- Bị cáo tốt nghiệp Đại học ngành mầm non ở trường nào?
Dạ, Đại học Sài Gòn.

- Tại sao khi chưa được cấp phép, bị cáo vẫn mở trường?
Dạ, vì hồ sơ của bị cáo còn thiếu cái bằng quản lý đề nghị bổ sung. Bị cáo thuê nhà 4 triệu/tháng, nếu chờ đến lúc đủ hồ sơ thì bị cáo không kham nổi nên bị cáo vẫn mở và sẽ bổ xung hồ sơ sau.

- Bị cáo đã bị xử phạt hành chính và yêu cầu đóng cửa, bị cáo vẫn hoạt động không phép. Bị cáo đã hoạt động không phép lại có những hành vi phi giáo dục, phi sư phạm như vậy?

...Im lặng.

- Bọn trẻ như một trang giấy trắng, nếu được giáo dục tốt sẽ hình thành và hướng trẻ đến những giá trị chân - thiện - mỹ. Còn khi trẻ được giáo dục trong môi trường bạo lực, các cháu sẽ bị ảnh hưởng nhân cách. Tất cả các sinh viên học khoa sư phạm đều được học và nếu thực hiện như vậy, thầy cô rất được xã hội tôn vinh. Tại sao bị cáo hành động như vậy?

...Im lặng

- Trước khi mở cơ sở giữ trẻ, bị cáo có nghiên cứu Luật bảo vệ trẻ em không?
Dạ, không ạ.

Hội thẩm nhân dân hỏi bị cáo Lý:

- Bị cáo nghĩ gì khi dọa thả các bé vào thùng nước? Bị cáo phải hiểu rằng đó là một hành động phi giáo dục, phản khoa hoc, có thể làm các bé chết ngạt không?
Dạ, không.

- Sau vụ án này bị cáo nghĩ thế nào?
Dạ, bị cáo sẽ nhìn lại và không làm việc gì liên quan đến trẻ em nữa ạ.

Bảo mẫu hành hạ trẻ khóc nức nở tại tòa

Hàng nghìn người tập trung trước Nhà thiếu nhi quận Thủ Đức, TP. HCM để theo dõi phiên xét xử lưu động 2 bảo mẫu.

Cảnh chen lấn hỗn loạn tại phiên xử 2 bảo mẫu

Do lượng người đến dự phiên tòa xử hai bảo mẫu quá đông, lực lượng chức năng đã phải đóng tất cả các cánh cửa nhà Thiếu nhi Thủ Đức. 



Hội thẩm nhân dân hỏi Đông Phương:

- Với tính cách của mình, bị cáo nghĩ gì khi chọn nghề mầm non?
Dạ, bị cáo nghĩ mình là phụ nữ, sáng đi, chiều về còn lại có thời gian chăm sóc gia đình ạ.

- Bị cáo phải biết rằng ngành mầm non là ngành thường xuyên tiếp xúc với trẻ, phải có tính kiên trì, biết yêu thương trẻ... Tại sao chỉ vì nghĩ có thời gian chăm sóc gia đình mà bị cáo bước vào nghề này?

...Im lặng.

- Tại sao bị cáo cho các bé ăn như vậy?

(Phương bật khóc)...Dạ, không hiểu sao lúc đó bị cáo lại làm vậy.

- Vì hành động đó, hôm nay bị cáo phải trả giá quá đắt, bị cáo nghĩ sao?
Dạ, bị cáo rất ân hận ạ.

Viện kiểm sát hỏi Đông Phương

- Bị cáo thuê Lý có làm hợp đồng lao động không?
Dạ, không.

- Sao biết Lý chưa qua trường lớp gì vẫn tuyển bị cáo Lý vào làm?
Dạ, vì nghĩ việc này đơn giản.

- Lúc Lý đưa bé Ngọc Châu bỏ vô thùng nước, bị cáo biết không?
Không.

- Khu vực đó có 20 mét vuông, sao bị cáo có thể nói là không thấy được?
Dạ, vì lúc đó bị cáo đang phải cho bé khác ăn.

- Bị cáo trả lời không đúng. Vì bị cáo cũng đánh các bé thì sao có thể nhắc nhở Lý được?

...Im lặng.

Luật sư bảo vệ quyền lợi bé Trần Hòa hỏi Lý:

- Khi cho bé ăn bị cáo hành động như thế nào?

Dạ, bị cáo đánh.

- Bị cáo đánh mấy cái?

2 cái.

- Theo hình ảnh ghi nhận, bị cáo đánh rất nhiều cái chứ không phải 2 cái. Bị cáo thấy đúng không?

Dạ, đúng ạ.

- Bị cáo Phương có cho phép bị cáo đánh không?

Dạ, không.

10h22p, chủ tọa tuyên bố kết thúc phần xét hỏi. Phiên tòa bước sang phần tranh luận, đại diện Viện kiểm sát phát biểu quan điểm và đề nghị mức án với 2 bị cáo.

VKS nhận định, gần đây trên địa bàn quận Thủ Đức nói riêng và TP.HCM đã liên tiếp xảy ra nhiều vụ án bạo hành trẻ mầm non gây phẫn nộ trong dư luận. Đây là hồi chuông cảnh báo về nạn bạo hành trẻ em cần phải được đưa ra xét xử riêng.

Căn cứ vào hồ sư vụ án và diễn biến phiên tòa, đủ cơ sở kết luận bị cáo Lê Thị Đông Phương và Nguyễn Lê Thiên Lý đã có hành vi phạm tội như bản cáo trạng quy kết.

Bản cáo trạng của VKSN quận Thủ Đức truy tố các bị cáo về tội hành hạ người khác là đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Bị cáo Lê Thị Đông Phương là người có trình độ, bị cáo phải biết khi nhận giữ trẻ, phải có trách nhiệm chăm sóc, dạy bảo trẻ cách ứng xử làm người.

Hành vi của các bị cáo gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bình thường về trí tuệ, nhân cách các trẻ. Các bị cáo đã phạm tội với nhiều trẻ, phạm tội nhiều lần nên cần xử lý nghiêm. Tuy nhiên cũng cần xem xét quá trình điều tra các bị cáo đã ăn năn hối cải, thành khẩn nhận tội.

{keywords}
Đông người tham dự phiên tòa



Đề nghị tuyên phạt Lê Thị Đông Phương từ 2 - 3 năm tù; Nguyễn Lê Thiên Lý 2 - 3 năm tù giam, buộc các bị cáo bồi thường thiệt hại cho các trẻ theo quy định của pháp luật.

Sau phần trình bày quan điểm và đề nghị mức án, là phần luật sư bào chữa cho các bị cáo.

10h50p, phiên tòa kết thúc phần tranh luận. Các bị cáo nói lời nói sau cùng.

Bị cáo Đông Phương bật khóc xin HĐXX xem xét.

"Bị cáo biết mình đã sai dẫn đến đánh mất tương lai sự nghiệp, ước mơ cả đời của bị cáo. Bị cáo xin lỗi gia đình các phụ huynh, xin lỗi gia đình, xin lỗi những thầy cô vì hành vi của bị cáo đã làm mọi người đau lòng. Bị cáo xin mức án nhẹ đế sớm về với gia đình, chăm sóc con nhỏ".

Bị cáo Lý: "Trong thời gian qua ở trại giam, bị cáo rất hối hận với hành vi của mình. Bị cáo đã sai và đây là bài học đắt với bị cáo, bị cáo xin mức án nhẹ nhất để sớm về với gia đình".

Trước khi vào nghị án, chủ tọa phiên tòa nhắc nhở người dự khán đây là một vụ án đau lòng. Từ vụ án này, những người lớn cần phải ý thức được trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ em.

11h5p, HĐXX bước vào tuyên án.

“Bị cáo xin lỗi gia đình các phụ huynh. Xin lỗi gia đình, xin lỗi những thầy cô vì hành vi của bị cáo đã làm mọi người đau lòng. Bị cáo xin mức án nhẹ để sớm về với gia đình, chăm sóc con nhỏ" – bảo mẫu Đông Phương bật khóc nói lời sau cùng trước khi tòa tuyên án.

Căn cứ vào hồ sơ vụ án và diễn biến phiên tòa, HĐXX nhận thấy có đủ cơ sở kết luận hành vi của các bị cáo đã phạm vào tội như cáo trạng quy kết.

HĐXX nhận định, tại phiên tòa các bị cáo đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội như cáo trạng truy tố, các bị cáo thừa nhận hành vi của mình, ăn năn hối cải, xin xem xét giảm nhẹ hình phạt.

LS của bị cáo đồng tình với quan điểm truy tố của VKS nhưng đề nghị HĐXX xem xét các tình tiết giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo.

Hành vi phạm tội của các bị cáo rất nghiêm trọng, các bị cáo phạm tội nhiều lần, phạm tội với nhiều người là những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, quá trình điều tra các bị cáo đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, nhân thân chưa tiền án tiền sự, lần đầu phạm tội nên cũng cần xem xét, giảm nhẹ hình phạt.

Do đó, HĐXX tuyên phạt Lê Thị Đông Phương 3 năm tù; Nguyễn Lê Thiên Lý 3 năm tù. Buộc bị cáo Lê Thị Đông Phương bồi thường tổng cộng 40 triệu đồng cho các bị hại.

XEM CLIP TUYÊN ÁN:

 

Hai bị cáo Lê Thị Đông Phương (32 tuổi, chủ cơ sở mầm non Phương Anh) và Nguyễn Lê Thiên Lý (19 tuổi, Kiên Giang) cùng bị truy tố về tội "hành hạ người khác".

Theo nội dung vụ án, Lê Thị Đông Phương từng tốt nghiệp Đại học sư phạm mầm non với tấm bằng loại khá. Sau thời gian công tác tại một trường mầm non ở quận 1, Phương chuyển về xin phép mở cơ sở giữ trẻ tại số 18 đường Hiệp Bình, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, TP.HCM.

Dù chưa được cấp phép nhưng tháng 8/2012, Phương vẫn mở cơ sở giữ trẻ tại địa chỉ trên, lấy tên là nhà trẻ Phương Anh. Ngày 15/11/2012, tổ kiểm trả liên ngành phường Hiệp Bình Phước phát hiện cơ sở trên đang giữ 9 trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên nhưng không có giấy phép, đã lập biên bản xử phạt hành chính, yêu cầu dừng hoạt động.

Phớt lờ yêu cầu trên, Phương tiếp tục duy trì hoạt động cơ sở này. Sau đó, đoàn kiểm tra liên ngành lại kiểm tra những bảo mẫu này vẫn ngang nhiên giữ trẻ. Quá trình hoạt động, Phương thuê Nguyễn Lê Thiên Lý làm bảo mẫu phụ việc.

Ngày 13/12/2013, Công an quận Thủ Đức nhận được đoạn clip quay được cảnh hai bảo mẫu này hành hạ, đánh đập, đe dọa trẻ mỗi khi cho ăn hoặc uống sữa. Đoạn clip cũng được tung lên mạng gây chấn động dư luận.

Ngày 17/12/2013, Đông Phương và Thiên Lý bị bắt tạm giam để phục vụ điều tra.

Trong quá trình điều tra, 2 bảo mẫu thừa nhận đã đánh đập, đe dọa, chổng ngược đầu các bé vào thùng phuy nước, dúi đầu trẻ xuống đất, bịt mũi...để cho trẻ sợ mà ăn.

M.Phượng