Tại dự thảo Thông tư quy định về quản lý và sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, Bộ Tài chính đã bổ sung thêm Điều 2, 3. 

Theo đó, Điều 2 của dự thảo này quy định về vị trí, vai trò của Quỹ Bình ổn giá xăng dầu. Để đảm bảo tính kế thừa, đồng thời tiếp tục tăng cường tính công khai, minh bạch, quỹ này sẽ chịu sự giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và toàn xã hội. Toàn bộ số tiền trích lập Quỹ Bình ổn giá để điều tiết, hỗ trợ cho mục tiêu Bình ổn giá xăng dầu trong nước theo điều hành của Bộ Công Thương.

Dự thảo cũng đề ra nguyên tắc hoạt động của Quỹ Bình ổn xăng dầu với nguyên tắc không vì mục tiêu lợi nhuận, không phát sinh cơ chế quản lý tập trung và không phát sinh tổ chức bộ máy, không có cơ chế tài chính riêng. Việc trích lập và chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu chỉ thực hiện một lần đối với một thương nhân đầu mối bán ra đầu tiên trên sản lượng xăng dầu cung ứng ra thị trường nội địa.

{keywords}
Quỹ bình ổn giá xăng dầu tại nhiều thời điểm giúp kiềm chế mức tăng giá mặt hàng này.

Khi có thông báo điều hành giá xăng dầu của Bộ Công Thương về thời gian thực hiện mức trích lập, mức chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá, thương nhân đầu mối chủ động thực hiện trích lập, chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với sản lượng xăng, dầu ở nhiệt độ thực tế tiêu thụ trong nước theo quy định.

Tại kỳ điều hành giá cơ sở xăng dầu theo quy định, trường hợp cơ quan điều hành ước tính tổng số dư Quỹ Bình ổn giá của các thương nhân đầu mối ở mức ≥7.000 tỷ đồng, thương nhân đầu mối sẽ thực hiện ngừng trích lập Quỹ Bình ổn giá theo thông báo điều hành giá cơ sở xăng dầu của Bộ Công Thương.

Tại dự thảo này, mức trích lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu vẫn dự kiến là 300 đồng/lít, kg xăng dầu được tính vào giá bán xăng dầu.

Tuy nhiên, mức trích lập quỹ này không cố định mà sẽ có tăng, giảm theo diễn biến của thị trường. Và tại dự thảo thông tư lần này, Bộ Tài chính đưa ra quy định về điều kiện tăng, giảm mức trích lập, chi sử dụng quỹ đơn giản hơn so với quy định hiện hành. Cụ thể, mức trích lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu sẽ thấp hơn 300 đồng/lít/kg khi các yếu tố hình thành giá như giá xăng, dầu thế giới... biến động làm giá cơ sở kỳ công bố tăng trên 5% so với giá cơ sở liền kề.

Mặt khác, trường hợp giá xăng dầu tăng có thể tác động bất lợi đến phát triển kinh tế, xã hội và đời sống người dân thì mức trích lập quỹ cũng giảm so với mức 300 đồng/lít/kg.

Còn để tăng mức trích lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu cao hơn 300 đồng/lít/kg, Bộ Tài chính cho rằng khi giá cơ sở thấp hơn so với giá cơ sở kỳ điều hành liền kề, hoặc căn cứ vào số dư của quỹ và tình hình thực tế tại thời điểm điều hành giá.

Đối với việc chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu, theo Bộ Tài chính, thực hiện khi giá cơ sở cao hơn giá bán lẻ hiện hành, đồng thời, việc tăng giá bán có thể ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội, đời sống người tiêu dùng trong nước.

Thương nhân đầu mối chỉ được chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu theo thông báo điều hành của Bộ Công thương. Nghiêm cấm sử dụng quỹ để kinh doanh hoặc cho mục đích khác.

Đặc biệt, Bộ Tài chính lưu ý không chi Quỹ bình ổn giá xăng dầu trong trường hợp các yếu tố cấu thành biến động làm giá cơ sở kỳ điều hành tăng khoảng 7% so với mức giá cơ sở liền kề. Chỉ chi sử dụng quỹ này khi việc tăng giá ảnh hưởng đến tình hình kinh tế - xã hội và đời sống của người dân.

Trường hợp các yếu tố cấu thành gồm thuế, phí, giá nhập khẩu... biến động khiến giá cơ sở tăng 7-10% so với giá cơ sở liền kề thì sau khi thống nhất với Bộ Tài chính, Bộ Công thương quyết định mức chi sử dụng quỹ phù hợp.

Nếu các yếu tố cấu thành giá xăng dầu biến động khiến giá cơ sở tăng trên 10% so với giá cơ sở liền kề hoặc việc tăng giá xăng dầu tác động bất lợi đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống người dân thì Bộ Công thương chủ trì báo cáo Thủ tướng xem xét, chỉ đạo.

L.Bằng

Giá xăng tăng mạnh lần thứ 5 liên tiếp bất chấp Quỹ bình ổn bơm tiền

Giá xăng tăng mạnh lần thứ 5 liên tiếp bất chấp Quỹ bình ổn bơm tiền

Ngày 26/1, liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định tăng giá xăng dầu. Đây là lần thứ 5 liên tiếp giá xăng dầu tăng.