Thị trường thiết bị y tế Việt Nam được đánh giá có quy mô hàng tỷ USD mỗi năm. Mức tăng trưởng lên tới trên 10%/năm.
Đây là đánh giá mới nhất dựa trên khảo sát sơ bộ của Vietnam Medi Pharm. Theo các chuyên gia tư vấn, do mô hình dịch tễ thay đổi, nhu cầu đầu tư trang thiết bị y tế tại Việt Nam sẽ tiếp tục tăng do chi phí y tế tăng, nhu cầu thay thế các máy móc thiết bị cũ, lạc hậu nhằm phục vụ tốt hơn trong công tác khám chữa bệnh đang ngày càng phổ biến.
Vì thế, Việt Nam đang là thị trường tiềm năng mà các hãng lớn trên thế giới nhòm ngó. Trong đó, các hãng đến từ Mỹ, Nhật Bản, Đức, Hàn Quốc đang chiếm phần lớn thị phần trong khi đó, sản xuất trong nước chiếm từ 1,5-2% tổng thị phần trong nước.
Hiện nay, các thiết bị được đầu tư nhiều nhất là chẩn đoán hình ảnh (Xquang, siêu âm, MRI, CT scaner), thiết bị phòng mổ,theo dõi bệnh nhân, thiết bị khử khuẩn, nội soi, xét nghiệm, xử lý chất thải y tế… đa số các DN Việt chưa sản xuất hoặc chưa đáp ứng được.
Việc đầu tư trang thiết bị y tế công nghệ cao tập trung chủ yếu ở các bệnh viện lớn ở thành phố lớn (TP HCM, Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ). Con số sơ bộ từ Vietnam Medi Pharm cho biết. chỉ riêng thành phố Hồ Chí Minh từ nay đến 2020 ước tính sẽ đầu tư chừng 900 triệu USD để nâng cấp trang thiết bị y tế cho các bệnh viện.
Tới đây, sẽ có khoảng 350 doanh nghiệp đến từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ đổ đến Việt Nam để tìm kiếm cơ hội trên thị trường tỷ USD này. Ngoài các ông lớn Âu - Mỹ, Nhật... sự cạnh tranh lớn sẽ đến từ Ấn Độ, Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia, Nhật Bản, Trung Quốc...
Các nhóm sản phẩm đắt khách được chú ý là: khám, xét nghiệm, chữa trị chuyên sâu, cho đến các thiết bị dùng một lần, vật tư đi kèm. Bên cạnh đó, máy móc trong ngành sản xuất, bào chế dược phẩm, thuốc và thực phẩm chức năng...
Tuy nhiên, cạnh tranh trên thị trường nhất là về chất lượng đang ngày càng tăng lên khi các DN Việt Nam đang tiếp cận tiêu chuẩn cao nhất của thế giới nên đòi hỏi các sản phẩm áp dụng công nghệ tiên tiến. Bên cạnh đó, với nhu cầu khám chữa bệnh của người dân ngày càng đòi hỏi cao, cũng như xu hướng đầu tư TTBYT tại các bệnh viện ngày càng hiện đại. Các bệnh viện tư quy mô lớn đang, bệnh việ nước ngoài đang đi đầu trong xu hướng này, còn các bệnh viện công cũng đang dần tự chủ tài chính cũng tập trung hơn cho đầu tư thiết bị khám chữa bệnh cao cấp.
Nam Hải
Việt Nam chiếm vị trí hàng đầu thế giới một cách không thể ngờ
Giá tăng mạnh một cách kỳ lạ. Từ chỗ rẻ ê hề phải giải cứu, mặt hàng này Việt Nam vọt lên đắt hàng đầu thế giới. Điều bất ngờ ẩn giấu điều gì?
Cuộc thanh lọc ở Sabeco: Tỷ phú Thái loại dần lãnh đạo người Việt
Sabeco vừa trình bổ sung thông tin các ứng viên HĐQT nhiệm kỳ 2018-2023. Đáng chú ý, tỷ lệ số phiếu của người Thái đã chiếm 4/7 phiếu.
Cận cảnh 'kho tiền' khổng lồ thu được trong đường dây đánh bạc Phan Sào Nam
Chỉ trong một thời gian không dài số đối tượng này đã hưởng lợi hơn 4.713 tỷ đồng, cơ quan ANĐT đã thu giữ số tiền "khổng lồ" là 1.343 tỷ đồng của các đối tượng chưa kịp tẩu tán.
Át chủ bài của Nữ hoàng miền Tây: Nữ đại gia giàu nhất Việt Nam tiền đầy két
Bà Trương Thị Lệ Khanh sử dụng cả “phương án B” và tiếp tục bỏ xa hơn nữa các đối thủ trong ngành, gồm cả “người tình tin đồn” của Mỹ Tâm, để trở thành nữ hoàng ngành thủy sản.