- “Trong khi sinh viên phải đi làm hàng ngày, chuẩn đến từng giờ, từng phút, áp lực vì bị chủ cằn nhằn nhưng chỉ nhận lại mức lương 12–15 nghìn đồng, điều đó liệu có đáng?”.

“Đã qua rồi thời sinh viên tiêu 2 triệu/tháng”

Chí Hoàng là cậu sinh viên trường Báo. Ngày lên Hà Nội nhập học, tài sản của Hoàng chỉ có một chiếc xe máy cũ mua lại với giá 2,5 triệu đồng, một cái túi to đựng vài ba bộ quần áo, sách vở và 4,3 triệu đồng tiền mặt. Sau khi nhập học, còn chưa đầy 2 triệu đồng, Hoàng phải nghĩ cách kiếm việc làm thêm.

Buổi chiều hôm đó cậu đi lang thang khắp nơi tìm việc. “Vị trí nhân viên bán hàng họ chỉ tuyển nữ”, Hoàng nói.

Cậu đi đến mạn Long Biên. Tại đây người ta giới thiệu cho cậu công việc bốc vác đêm. “200 nghìn đồng có lẽ đủ chi tiêu 5 ngày”. Thế là Hoàng đồng ý.

Hoàng kể về những ngày đi làm thuê bốc vác. Dáng người nhỏ, sức cậu không cân nổi việc. Mỗi lần trở về phòng, cơ thể mệt mỏi rã rời. Không chịu được, Hoàng quyết định nghỉ việc sau 3 ngày.

Cậu lại tiếp tục đi tìm công việc mới. Lần này, cậu tìm được công việc ngay sát trường. Đó là việc bưng bê tại một quán ăn trên đường Nguyễn Phong Sắc. Những khi vãn người, cậu kiêm luôn dọn bàn ghế và lau sàn nhà. Công việc này với Hoàng là vừa sức. Làm việc 5 tiếng một ngày, cậu được nhận mức lương 2 triệu đồng.

Nhưng công việc này cũng chỉ kéo dài khoảng hơn một tháng. “Chủ quán lấy đủ lý do o ép để giữ lại nửa lương”. Không chấp nhận, Hoàng lại xin nghỉ việc.

Cuối cùng, cậu chọn một công việc an toàn hơn: làm xe ôm.

“Nghề xe ôm có nhiều cái thuận lợi là tiền hôm nào biết hôm đó. Cứ chạy một cuốc là có tiền ngay”. Những ngày nghỉ, Hoàng đi làm được khoảng 300.000 đồng. “Còn những ngày phải đi học hay mưa gió cũng chẳng được mấy”, Hoàng kể.

Bố Hoàng mất sớm. Từ những năm cấp 2, cậu quen với việc phụ mẹ bán hoa ngoài chợ. Mọi chi phí khi lên đại học, cậu hoàn toàn phải tự lo.

Hoàng hài lòng với công việc đang làm dù nó không đem lại cho bản thân những kỹ năng gần với ngành học. Điều Hoàng cần bây giờ là tiền để trang trải cuộc sống.

Theo một báo cáo mới đây của Tập đoàn HSBC với nhan đề "Giá trị của Giáo dục – Cái giá của thành công", sinh viên đại học trên khắp thế giới dành phần lớn thời gian để kiếm thêm thu nhập – trung bình là 3,4 giờ mỗi ngày, nhiều hơn thời gian họ lên giảng đường và học nhóm (2,7 giờ), học ở nhà (2,5 giờ) hoặc ở thư viện (1,6 giờ).

Cứ 5 sinh viên lại có 4 người (83%) vừa học vừa làm, hầu hết là do họ cần kiếm thêm tiền (53%).

Tại Việt Nam, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, phần lớn sinh viên đều lựa chọn công việc làm thêm để kiếm thêm thu nhập. Trong đó, xu hướng phổ biến là đi bán hàng, bưng bê, đi gia sư hay chạy xe ôm…

Những công việc này mặc dù không đem về những giá trị mặt tri thức nhưng lại đem đến thu nhập – điều mà mọi sinh viên đều quan tâm khi bước chân vào giảng đường.

{keywords}

Tỷ lệ sinh viên vừa học vừa làm trên thế giới (Đồ họa: Thúy Nga)

Cho rằng số tiền 12 nghìn đồng/ giờ là quá rẻ mạt, Hà Giang (sinh viên năm 3, Trường ĐH Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội) lựa chọn công việc làm PG. Công việc này giúp cô có một khoản thu nhập khá hơn so với nhiều công việc hiện tại.

“PG có nhiều loại: PG tiệc, PG sự kiện, PG tiếp thị sản phẩm, trong đó PG tiệc có mức lương cao nhất, không dưới 1 triệu đồng/ buổi. Tuy nhiên, PG tiệc yêu cầu khá cao về vóc dáng và khả năng giao tiếp”, Giang nói.

Giang không chọn làm PG tiệc. Cô lý giải: “PG tiệc không hợp lắm với em. Làm cái này phải biết uống rượu và ăn nói khéo léo. Nhưng chỉ uống thôi chứ không phải làm mấy chuyện linh tinh gì đâu”.

Cô lựa chọn PG nước mắm. Công việc dù không yêu cầu khắt khe nhưng lại mệt vì phải đứng nhiều. Thù lao PG tiếp thị sản phẩm cũng thấp hơn so với các loại PG khác.

Làm 8 tiếng/ 2 ca/ ngày, Giang được nhận 500 nghìn đồng.

“Nếu chẳng may rơi vào lịch học thì buộc phải nghỉ nếu muốn làm lâu dài. Đó đều là mối quen nên mình không thể từ chối. Họ cũng không thích việc mình xin nghỉ liên tục như thế”.

Vì thế, nếu hôm nào trùng lịch, Giang phải  thuê người học hộ với giá 50 nghìn đồng một buổi.

“Thực ra trên lớp cũng chỉ học lý thuyết. Nếu nghỉ cũng không ảnh hưởng gì mấy”, Giang phân trần.

Quen nghề, Giang không muốn thay đổi nữa. Làm PG dễ kiếm ra tiền. Giang có thể mua cho mình những món đồ yêu thích mà không phải xin bố mẹ thêm bất cứ khoản nào.

“Làm những công việc như bán quần áo hay bưng bê giá vài chục nghìn một giờ em nghĩ không đáng”, Giang nói.

Còn đối với Minh Hiếu, sinh viên Trường ĐH Ngoại thương, cậu không chấp nhận đi làm những công việc bán sức lao động. Trong câu chuyện của mình, Hiếu kể về những người bạn cùng lớp bị chủ bóc lột, quỵt tiền, những cô bạn gái làm mẫu ảnh thường xuyên bỏ tiết. Hiếu cho điều đó không đáng để đánh đổi.

“Các bạn ấy có thể bị lừa, thậm chí là gặp nguy hiểm tới thân thể”.

Hiếu vẫn đang kiên trì làm ở vị trí nhân viên sale tại một trung tâm tiếng Anh. Mức lương cậu thu được từ công việc này khoảng 1,5-2,5 triệu đồng.

“Mặc dù mức lương không phù hợp lắm với công sức bỏ ra nhưng em lại học được nhiều kỹ năng liên quan đến lĩnh vực mình theo đuổi. Em nghĩ nó giá trị hơn so với việc nhận về vài triệu đồng”.

Hiếu cho rằng, hiệu quả công việc được tính bởi công thức “kết quả : công sức bỏ ra”. Trong khi sinh viên phải đi làm hàng ngày, chuẩn đến từng giờ, từng phút, áp lực vì bị chủ cằn nhằn nhưng chỉ nhận lại mức lương 12–15 nghìn đồng. Điều đó là không đáng.

“Ví dụ khi đi bưng bê, các bạn chỉ nhận về nhưng kỹ năng thông thường lặp lại theo mô–típ “Anh chị muốn mua gì ạ” chứ không cải thiện được kỹ năng làm việc nhóm hay mở rộng các mối quan hệ.

Theo em, sinh viên không nên đi làm thêm trái chuyên ngành, bởi nếu đi rất dễ bị bóc lột và bị lừa. Em nghĩ tiềm năng của sinh viên còn hơn thế rất nhiều nếu chịu khó nhẫn nại học tập. Khi ra trường chắc chắn bạn sẽ mạnh hơn và là hạt giống tốt hơn”.

Thúy Nga

“Đã qua rồi thời sinh viên tiêu 2 triệu/tháng”

“Đã qua rồi thời sinh viên tiêu 2 triệu/tháng”

2 triệu đồng là mức tiền mà 7 năm trước anh trai Huyền vẫn thường được bố mẹ cho để trang trải chi phí trên thành phố. Nhưng với Huyền bây giờ, mức tiền đó “chỉ còn là ký ức xa xôi của thế hệ 8x, 9x đời đầu”.

Hơn 1.400 SV Khoa học Tự nhiên có điểm rèn luyện yếu, kém

Hơn 1.400 SV Khoa học Tự nhiên có điểm rèn luyện yếu, kém

1.404 sinh viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) có điểm rèn luyện yếu, kém.

Vinh danh 88 thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường ĐH năm 2018

Vinh danh 88 thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường ĐH năm 2018

Tối 8/10, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, thành phố Hà Nội tổ chức lễ tuyên dương 88 thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc các đại học, học viện trên địa bàn.

Thủ khoa sư phạm: "Em không đặt nặng chuyện biên chế"

Thủ khoa sư phạm: "Em không đặt nặng chuyện biên chế"

Xuất sắc trở thành tân thủ khoa đầu ra của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội với số điểm 3,93/4, Hồng Anh cho rằng, bản thân cảm thấy buồn.

Lý do Shark Việt bỏ ngoại thương, an ninh để theo học thủy lợi

Lý do Shark Việt bỏ ngoại thương, an ninh để theo học thủy lợi

Từng đăng ký vào ba trường đại học lớn là Kinh tế quốc dân, Ngoại thương và An ninh nhưng cuối cùng, Shark Nguyễn Thanh Việt lại lựa chọn ĐH Thủy Lợi theo lời khuyên của bố.