Công ty đã vạch ra mục tiêu ngừng đào khoáng sản mới trong Báo cáo Trách nhiệm với Môi trường (PDF) đưa ra ngày hôm qua 19/4. Trong văn bản này, Apple cho biết công ty lên kế hoạch “một ngày nào đó” sẽ chuyển sang các hệ thống sản xuất dạng vòng lặp kín (trong đó công ty có thể có được tất cả những kim loại và đất hiếm cần thiết từ các trường trình tái tạo và tái sử dụng), tuy nhiên, không rõ làm thế nào công ty đạt được tới mốc đó.

Mục tiêu này một lần nữa được khẳng định trong một bài phỏng vấn với trang Vice, của Phó Chủ tịch mảng Môi trường, Chính sách và Sáng kiến xã hội của Apple, Lisa Jackson. Bà Jackson cho biết công ty cam kết “không phải tất cả những nguyên liệu chúng tôi cần đều xuất phát từ việc khai thác khoáng sản", nhưng vẫn chưa có một lộ trình hoàn chỉnh. “Chúng tôi thực sự đang làm một điều gì đó mà hiếm khi làm, đó là công bố một mục tiêu trước kia chúng tôi chưa bao giờ tìm ra cách thực hiện”, bà cho biết.

Apple cũng cho hay công ty đã lên kế hoạch cho một số loại vật liệu. Chẳng hạn như nhôm thì quy trình sản xuất sẽ dựa vào những sản phẩm Apple cũ, đây sẽ là nguồn cung duy nhất của loại kim loại này trên thị trường và được cho là đủ nhiều để tái sử dụng trong những chiếc iPhone, iPad và các thiết bị tương lai khác. Còn với thiếc, công ty sẽ sử dụng các nguồn chung chung hơn, mà cụ thể là sẽ dùng các nguyên liệu tái sử dụng từ khác đạt tiêu chuẩn.

Để đưa ra danh sách các nguyên liệu được ưu tiên, Apple đã tạo ra hồ sơ “Material Risk Profiles” đánh giá các tác động môi trường và xã hội để có được những loại tài nguyên công ty sử dụng. Sau đó Apple sẽ đánh giá các thông tin này, dựa trên cách thức sử dụng nguyên liệu, tần suất sử dụng loại nguyên liệu đó và khi nào công ty có thể tạo nên sự khác biệt. Hồ sơ nhằm mục đích giúp Apple xử lý một cách có hệ thống nguồn cung của mỗi loại nguyên liệu cho đến khi việc khai khoáng để tìm nguyên liệu mới trở nên không cần thiết nữa, thế nhưng việc chuyển đổi này sẽ không thể thực hiện ngay lập tức, bởi không phải tất cả các vật liệu sử dụng trong các sản phẩm của Apple đều có sẵn quy trình thu hồi.

Đối với vấn đề này, Apple cho biết công ty hướng đến việc cải thiện ngành công nghiệp tái chế, đầu tư vào các quy trình mới, thay đổi chính sách để thu hồi được nhiều kim loại, khoáng chất và đất hiếm từ các thiết bị cũ hơn. Điều này khiến chúng ta nhớ đến Liam, con robot có thể tháo rời chiếc iPhone 6 ra thành từng linh kiện nhỏ, giúp tiết kiệm được rất nhiều nguyên liệu quý báu hơn so với các quy trình tái chế thông thường như cắt vụn.

Động thái của Apple đã được nhóm môi trường Greenpeace hoan nghênh. Nhà phân tích Gary Cook cho biết: "Cam kết này và tiến bộ gần đây của Apple trong việc chuyển đổi chuỗi cung ứng ở Châu Á sang năng lượng tái tạo, vượt xa những công ty khác trong ngành. Các thương hiệu CNTT lớn như Samsung, Huawei và Microsoft nên nhanh chóng bắt kịp với cung cách lãnh đạo của Apple, nếu không muốn có nguy cơ bị tụt lại phía sau".

Nhưng thông báo của Apple dường như chỉ là một lời hứa hẹn, vì công ty không đưa ra cam kết cụ thể về việc sẽ chuyển sang hệ thống sản xuất tái chế 100 phần trăm như thế nào mà chỉ nói rằng "thách thức" chính là chấm dứt sự phụ thuộc vào khai thác mỏ. Apple đã có những bước đi ấn tượng về môi trường trong những năm gần đây, song vẫn phải xem xét xem bao giờ công ty có thể chuyển sang sang một dây chuyền xuất theo vòng lặp kín.