An cư kiết hạ là pháp tu hành của người xuất gia trong ba tháng hạ (bắt đầu từ ngày Đản sinh của đức Phật Thích Ca 15/4 Âm lịch cho đến Lễ Vu Lan 15/7 Âm lịch). Đây là truyền thống có giá trị thiết yếu trong Phật giáo.
An cư kiết hạ là pháp tu hành của người con Phật có truyền thống cả ngàn năm lịch sử. “An cư” được hiểu rằng, chữ “cư” nghĩa là ở; chữ “an” nghĩa là yên. Theo đó, thân thì không đi ra khỏi chùa, tâm thì chuyên cần tu học, luôn giữ được chánh niệm, không chạy theo trần cảnh bên ngoài. “An cư” là ở yên một chỗ, chuyên tâm tu tập, giữ cho thân tâm thanh tịnh.
Theo đó, mùa an cư có hai ý nghĩa: thể hiện lòng từ bi không nỡ làm tổn hại chúng sinh, đồng thời tập trung việc hướng dẫn dạy dỗ tu học cho Tăng Ni. Nhờ các vị đạo cao đức trọng chỉ dạy trong ba tháng ròng rã, chư Tăng, chư Ni tu hành được tinh tấn và kết quả tốt. Đến kỳ an cư, chư Tăng Ni từ khắp nơi dừng việc du hóa, quay về một trú xứ mà ngày nay gọi là “Tịnh nghiệp đạo tràng” hay ‘Đạo tràng an cư kiết hạ”, đó là một ngôi tùng lâm, già-lam, tịnh xá, tu viện để tu học.
Theo Đại tạng Kinh Việt Nam thì duyên khởi của pháp An cư kiết hạ là vào mùa Hạ. Vào tháng tư âm lịch là đầu mùa mưa ở Việt Nam. Hàng năm, chư Tăng Ni, phật tử ở mọi miền trên đất nước ta đều thực hiện pháp tu hành An cư kiết hạ trong 3 tháng. Trong ba tháng ấy, Tăng chúng tập họp trong một ngôi chùa để chuyên lo tu học và tinh tấn đạo nghiệp. Người xuất gia phải cấm túc tại một nơi, nếu có duyên sự quan trọng mới được phép rời khỏi nơi an cư trong vòng 7 ngày.
Lễ Khai pháp An cư kiết hạ được tổ chức hàng năm tại Học viện Phật giáo Việt Nam.
Trên thế giới, một số tôn giáo, giáo phái khác từ xa xưa và hiện nay cũng có thời điểm “bế quan”, “cấm túc” để tịnh tu trong một thời gian nhất định. Tuy nhiên, về hình thức và nội dung của hoạt động đó không mang ý nghĩa đặc thù như An cư kiết hạ của người tu Phật.
Truyền thống an cư được chư Tăng Ni đạo Phật gìn giữ cho đến ngày nay để làm nòng cốt cho sự tu học và duy trì nội lực Chánh pháp. Đây cũng là một hoạt động mang tính đặc trưng của đạo Phật.
Đến kỳ an cư, chư Tăng Ni từ khắp nơi dừng việc du hóa, quay về một trú xứ mà ngày nay gọi là “Tịnh nghiệp đạo tràng” hay ‘Đạo tràng an cư kiết hạ”.
Hàng năm đến mùa An cư, chư Tăng Ni tạm gác lại các Phật sự bận rộn như du hóa, hoằng pháp, hoạt động xã hội, từ thiện, vân tập về một trú xứ để chuyên tâm tu học.
Các chư Tăng Ni tại chùa Thiên Mụ (Huế) làm lễ trì trú trước mỗi bữa ăn trong thời gian An cư kiết hạ.
Trong thời gian an cư, chư Tăng Ni không đi khất thực, các cận sự nam, cận sự nữ là hàng Phật tử tại gia dâng y phục, thuốc men (nếu có vị Tỳ-kheo bị bệnh) và sớt bát cúng dường thức ăn mỗi ngày.
Hàng Phật tử chăm lo việc tứ sự, chăm lo những nhu cầu thiết yếu như cơm nước; y phục; chỗ ngồi, giường nằm; thuốc men trị bệnh… để tạo mọi điều kiện thuận tiện cho chư Tăng Ni an tâm tu học.