Như thường lệ, mùa mua sắm cuối năm là dịp để người tiêu dùng ‘vợt’ những món hàng yêu thích với giá hời. Các sàn thương mại điện tử (TMĐT) cũng rất biết tranh thủ mùa Covid-19 này để chạy quảng cáo online ồ ạt, tấn công người tiêu dùng bằng các chiêu bài ‘sốc’, ‘cực mạnh’, ‘duy nhất’, ‘đồng giá’.
Dù vậy, trên thực tế, các sản phẩm được tiêu thụ mạnh đợt này đều là những mặt hàng có giá trị thấp như phụ kiện điện thoại, quần lót, tất, găng tay… Đấy là chưa kể phí ship ở những đợt siêu sale thường tăng cao bất thường, buộc người tiêu dùng phải tranh giành nhau mã freeship trên từng phút.
Người Việt ngao ngán vì mùa mua sắm cuối năm trên các sàn TMĐT trong nước |
Theo lý giải của một chủ shop online tên Ngọc Trần (Hà Nội), tháng trước cô vẫn còn được sàn TMĐT trợ giá 20.000 đồng trên mỗi sản phẩm bán ra, nhưng tháng này chỉ còn 10.000 - 15.000 đồng/sản phẩm, do đó các mặt hàng siêu sale đợt này chủ yếu chỉ còn lại các sản phẩm giá trị thấp.
Tình cảnh này là trái ngược hoàn toàn với người dân Mỹ khi các mặt hàng được tiêu thụ mạnh là những sản phẩm điện tử. Để bù lại cho giá bán giảm sâu, các nhà sản xuất thường thu lại từ mảng dịch vụ đi kèm, chẳng hạn như Apple có đủ loại dịch vụ thu phí thuê bao tháng như iCloud, TV+, Music...
Trong khi đó, người tiêu dùng Việt Nam thường phải lo lắng đủ đường khi mua các mặt hàng giá trị cao trên các sàn TMĐT. Từ chuyện săn sale giá rẻ nhận một đống rác cho đến mua hàng nhập mã giảm giá thành công nhưng cuối cùng lỗi hệ thống, hủy hàng loạt đơn hàng không một lời xin lỗi khách hàng.
“Các anh chị cho em hỏi chuyện hủy đơn là bình thường ạ? Em đọc mà tức muốn xóa app, bỏ đánh giá (rating) luôn vậy đó. Uổng công tối qua thức canh mã giảm giá (voucher) rồi, like share các kiểu”, bạn Lê Bùi Phương Đông (TP.HCM) bức xúc chia sẻ.
Trong khi đó, người Mỹ có thể mua được vô số món đồ với giá hời do lỗi giá, |
Chuyện người Việt ngậm ngùi, dân Mỹ lại vớ bẫm vào mùa mua sắm cuối năm là điều dường như năm nào cũng xuất hiện. Trên mạng xã hội, người tiêu dùng nước ngoài thường chia sẻ nhau các mặt hàng bị lỗi giá, thường xuất hiện vào dịp mua sắm cuối năm do số lượng đơn hàng lớn, hệ thống bị quá tải. Đáng nói, các mặt hàng bị lỗi giá vẫn được vận chuyển đến tay người mua thành công và không có chuyện hủy đơn hàng giữa đường.
Bạn Minh Lê, một người Việt đang sống ở Mỹ, chia sẻ mùa mua sắm cuối năm nay đã săn được hàng chục món đồ trị giá cả nghìn USD với giá chỉ vài trăm USD. Trong đó, một chiếc tivi QLED 75’ được anh chàng này mua thành công với giá 137 USD kèm một dàn loa 7.1 giá 57,9 USD, trong khi giá gốc của hai sản phẩm này tương ứng là 2.297 USD và 999 USD.
Minh Lê chỉ là một trong số hàng trăm nghìn người nằm trong hội nhóm chuyên chia sẻ giá lỗi, ngày đêm canh giá sản phẩm lỗi để đặt mua. Đây là vấn nạn đau đầu của các sàn TMĐT nước ngoài nhưng đến nay vẫn chưa có cách giải quyết triệt để. Cho đến khi đó, người tiêu dùng ở Mỹ vẫn được hưởng lợi.
Phương Nguyễn
Sàn TMĐT lại ‘rục rịch’ chiến dịch mới sau ngày siêu sale 11/11
Sau ngày độc thân mua sắm lớn nhất trong năm 11/11, các sàn thương mại điện tử (TMĐT) lại bắt tay vào cuộc chiến mới.