Bỏ số tiền hàng chục tỷ đồng để sở hữu căn hộ cao cấp, thế nhưng, các “thượng đế” này vẫn chưa được như ý. Họ phải đau đầu vì… khiếu kiện với các chủ đầu tư vì những phát sinh không như ý.

Mới đây, bà Trần Thị Dung (trú tại N1, C12 Tập thể nhà máy Pin Văn Điển, huyện Thanh Trì, TP Hà Nội): Ngày 24/11/2011 bà Dung và VIDC ký hợp đồng số 153/-SPA-TH-VIDC về việc mua bán nhà ở số 06/05/TH4B (M) với tổng giá trị HDD căn hộ tại KĐT ParkCity do Cty Cổ phần Phát triển Đô thị quốc tế Việt Nam (VIDC) làm chủ đầu tư là hơn 10,448 tỷ đồng.

{keywords}

Theo thỏa thuận, chủ đầu tư sẽ thi công và thiết kế căn hộ như bản vẽ được thể hiện trong nội dung của hợp đồng. Bà Dung đã đóng trước 30% giá trị HĐ tương đương số tiền hơn 3,257 tỷ.

Tuy nhiên, ngày 10/01/2013, VDIC gửi công văn với nội dung yêu cầu khách hàng trả thêm 315.000.000 VNĐ về việc… thay đổi thiết kế căn nhà.

“Tại công văn gửi khách hàng, ông Lawrence Peh (TGĐ VIDC) cũng khẳng định thêm rằng “như tôi được biết, hiện tại bản vẽ đính kèm với Hợp đồng mua bán nhà ở được ký và đóng dấu bởi công ty có nghĩa rằng những điều chỉnh được đề xuất trước đó đã không thực sự thống nhất giữa các bên. Tuy nhiên, không có một thỏa thuận nào về việc phát sinh chi phí bổ sung”. Đây là yêu cầu vô lý, không có cơ sở nên tôi không chấp nhận.

Trong thời gian này, bên VIDC đã tự ý cho thi công căn nhà không theo thiết kế kèm theo trong HĐ. Chính vì thế, khi VIDC thông báo nộp tiền lần 2, tôi đã có thông báo bằng văn bản về việc chỉ thực hiện nghĩa vụ thanh toán khi chủ đầu tư chấp hành đúng các điều khoản đã ký kết” – bà Dung nói.

Trong khi tranh chấp chưa được giải quyết, ngày 19/2/2014, Cty Luật Winco (đại diện ủy quyền của VIDC)gửi thông báo chấm dứt HĐ đối với bà Dung.

Về phía mình, bà Dung cũng ra thông báo hủy HĐ mua nhà với điều kiện VIDC hoàn trả 30% giá trị HĐ mà bà Dung đã nộp kèm theo các khoản lãi và thiệt hại phát sinh do HĐ bị chấm dứt từ phía chủ đầu tư vi phạm HĐ.

“Hai bên đã có cuộc họp hòa giải, thương lượng nhưng bất thành. Trong lúc tranh chấp chưa được giải quyết, VIDC gửi thông báo đã bán căn hộ đang có tranh chấp của tôi cho khách hàng khác, đồng thời yêu cầu tôi đền HĐ (8% tổng giá trị HĐ; 315 triệu đồng tiền thay đổi thiết kế mà tôi không yêu cầu). Vô lý hơn nữa, VIDC còn yêu cầu tôi thanh toán khoản phí hơn 484,23 triệu đồng mà VIDC thuê luật sư;138,672 triệu tiền lãi chậm thanh toán, dù trước đó tôi đã có thông báo yêu cầu giải quyết xong tranh chấp tôi sẽ thanh toán theo đúng trách nhiệm của bên mua.” – bà Dung bức xúc.

Hiện tại, bà Dung đang phải nhờ đến các cơ quan chức năng để giải quyết các thiệt hại về kinh tế, tinh thần đối với khách hàng.

Thực tế, đã không ít các “thượng đế” bỏ cả triệu đô để mua căn hộ cao cấp của các chủ đầu tư ngoại nhưng cuối cùng lại vướng đáo tụng đình vì những tranh chấp phát sinh.

Bà Lê Xuân Hoa (đại diện cho bà V.T.Thanh, ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội - người ký hợp đồng mua một căn hộ ở tòa nhà Keangnam), bà Thanh đến tham quan căn hộ mẫu của tòa nhà Keangnam, tại phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm.

Sau khi xem xét, bà Thanh đề nghị người đại diện của Keangnam cấp cho một bộ hợp đồng mua bán căn hộ để nghiên cứu các điều khoản. Nhưng người của Keangnam lấy lý do sợ “lộ bí mật kinh doanh” nên yêu cầu khách hàng phải nộp một khoản tiền đặt cọc là 5.000 USD để bày tỏ thiện chí sẽ mua căn hộ.Theo hẹn, bà Thanh đến khu căn hộ mẫu tại tòa nhà Keangnam để ký kết hợp đồng mua bán căn hộ. Tại đây, bà Thanh được người của Keangnam đưa ra một bộ hợp đồng đã in sẵn, trong đó có đầy đủ thông tin của người mua và yêu cầu khách hàng xem xét bản hợp đồng ngay tại chỗ, rồi ký tên thể hiện việc giao kết hợp đồng.

Cũng theo trình bày, đại diện của Keangnam yêu cầu bà Thanh phải ký ngay hợp đồng tại tòa nhà chứ không đồng ý cho mang các nội dung dự định giao kết về nhà nghiên cứu.

Khi nhận thấy một số điều khoản trong hợp đồng bất hợp lý, bà Thanh muốn thương lượng thay đổi, hiệu chỉnh nhưng không được chấp thuận. Lúc đó người của Keangnam lý giải rằng, đây là hợp đồng mẫu, áp dụng chung cho tất cả 900 căn hộ chứ không riêng gì trường hợp bà Thanh. Còn nếu khách hàng không đồng ý ký hợp đồng thì sẽ bị mất trắng toàn bộ tiền đặt cọc 5.000 USD.

Sợ mất số tiền cọc 5.000USD, bà Thanh đành phải “nhắm mắt” ký HĐ mua bán dù chỉ được đọc hợp đồng trong một khoảng thời gian rất ngắn, không được thay đổi, sửa chữa điều khoản nào…

Gần đây, các “thượng đế” của dự án chung cư cao cấp Golden Land, (số 275 Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội)cũng ký đơn tập thể gửi các cơ quan chức năng tố cáo hàng loạt sai phạm của chủ đầu tư.

Theo đơn kiện, dù mới được bàn giao được hơn 1 năm nhưng công trình đã có dấu hiệu hư hỏng, không đảm bảo chất lượng.

Các cư dân Golden Land tố chủ đầu tư có nhiều sai phạm trong quá trình thực hiện Hợp đồng: bàn giao căn hộ sai lệch lớn về diện tích; chất lượng xây dựng, chất lượng về vật tư, vật liệu, thiết bị lắp đặt bên trong căn hộ thực tế khác xa so với căn hộ mẫu và Hợp đồng mua bán đã ký giữa hai bên; cố tình thu hẹp hành lang tại tòa nhà ; các khoản phí liên quan tới cấp điện, cấp nước rất cao so với các khu chung cư cao cấp khác trên địa bàn thành phố Hà Nội…

Thái Bình