- Trong cái lạnh cắt da, cắt thịt, người người thực hiện chính sách “ngụy trang”, nhà nhà nghĩ ra phương án chống rét… tạo nên muôn cảnh bi hài trong những ngày Hà Nội rét dưới 10 độ.
TIN BÀI KHÁC
Nhận nhầm người quen vì…rét
Những ngày rét, hầu hết mọi người ra đường đều bịt kín từ đầu đến chân, có chăng chỉ để hở hai con mắt. Cũng chính vì cách “phòng hộ” này mà nhiều người lâm vào những tình cảnh ngượng chín mặt khi liên tục nhận nhầm người quen.
7h sáng, Lan (SV năm 2, Học viện báo chí tuyên truyền) vội vã chạy lên lớp sau khi nghe tiếng chuông báo bắt đầu giờ học từ phòng bảo vệ. Dù đang đói và mệt khi hì hục chạy qua 4 dãy cầu thang nhưng bỗng nhiên Lan như mở cờ trong bụng vì phía trước cũng có đồng minh. Dù sao cả 2 cùng bước vào cũng đỡ ngại hơn là “một thân một mình chinh chiến”, lỡ thầy có quở trách thì còn có lí do biện hộ rằng “trời rét, nên tụi em đến trễ một chút ạ”.
Nghĩ vậy Lan nhanh chân chạy với theo, vỗ vai đánh đốp vào cô bạn mặc áo khoác hồng đang đi phía trước. Nhưng bỗng Lan “khựng” lại vì trời ơi… không phải. “Em cứ ngỡ đó là cái Hồng, bạn cùng lớp với em, nhưng không phải chỉ là giống cái áo”, Lan chia sẻ.
Cũng cảnh “thấy người sang bắt quàng làm họ”, nhưng Minh, sinh viên ĐH Mỏ địa chất lại gặp phải tình huống dở khóc dở cười.
Buổi chiều hôm đó, lúc bước ra từ nhà gửi xe, thấy một cô gái dáng người nhỏ nhắn, quấn chiếc khăn màu cam và cái áo phao màu cam to đùng, cứ ngỡ Hằng đang ngồi đợi ở ghế đá, Minh liền từ sau tiến lại hù một cái thật to khiến cô gái kia giật mình quay lại. Kèm theo đó Minh được “khuyến mại” thêm một loạt những từ ngữ khó nghe và bị kết luận một câu “đồ dê xồm”. Minh ngượng chín mặt.
Bị cách ly vì… lười tắm
Với khẩu hiệu “Ở bẩn sống lâu”, nhiều sinh viên chọn phương án không tắm hoặc ít tắm để sống chung với rét. Bạn Nam, ĐH Thương mại tiết lộ những ngày này hầu hết sinh viên trong KTX đều lười… tắm. Các bạn nữ có chăm cũng phải 1-2 ngày, còn sinh viên nam thì mặc nhiên ít sờ đến nước vì cứ động đến là rùng mình.
Vì lẽ đó mà chuyện tắm giặt trở thành một kế hoạch lớn, muốn thực hiện có khi phải quyết tâm nhiều lần và phải đấu tranh tư tưởng gay gắt. Quần áo có khi mặc hết tuần mới tổng kết giặt một lần, phải những hôm trời mưa thì đành cố gắng mặc lại dù hơi ngại…
Nam kể, hồi tuần trước rét quá 2 phòng KTX cạnh nhau gộp ngủ chung, giường đơn ngủ đôi, thế là nghiễm nhiên có thêm một chiếc chăn trải dưới và có thêm cái “máy sưởi 37độ” ngủ cùng. Tuy nhiên có ngủ chung mới biết trong chăn có rận. Vừa xếp sắp xong xuôi chăn chiếu để chuẩn bị say giấc nồng thì thằng Thắng, sinh viên năm 2 khoa Quản trị kinh doanh quát ầm lên “Mày xuống đất đi, người đâu mà hôi như cú”.
Dù đã cởi áo khoác chui vào chăn nhưng Đạt lại phải lồm ngồm bò dậy, cậu này thừa nhận “mới có 7 ngày chưa tắm thôi, đang định ngày mai mới bắt tay vào công cuộc tổng vệ sinh”.
Vào ngày rét, nhiều người thay vì di chuyển bằng các phương tiện cá nhân thì đổ xô xếp hàng chờ xe bus.
Chị Thu Tâm (Mai Dịch, Cầu Giấy) cho biết “Cơ quan mình ở tận Hai Bà Trưng, nghĩ đến việc chạy xe máy cả hơn chục cây số để đi làm là thấy sởn gai ốc. Hôm nào cũng bịt khăn, đội mũ, tất tay tất chân đủ kiểu, thậm chí có hôm trời không mưa vẫn mặc áo mưa mà đến cơ quan vẫn run lập cập. Được mấy hôm đầu rồi mình chuyển hẳn đi xe bus. Đây là cách tránh rét hữu hiệu mà vô cùng tiết kiệm”.
Chị Tâm kể có hôm vừa bước lên xe, phải đu người trên các móc mà mũi phải chun lại vì người thanh niên bên cạnh phát ra “mùi hương” khó chịu quá. Các cô gái trẻ gần đó cũng phải nghiêng người để khỏi phải đụng chạm. Có cô lẩm bẩm “Người đâu mà bẩn thế không biết”.
Phụ huynh – giáo viên “bất hòa” vì lạnh
Khi Hà Nội được dự báo còn rét đậm trong nhiều ngày tới khiến các bậc phụ huynh luôn thấp thỏm không biết hôm nay con có được nghỉ học hay không. Trong khi các năm trước Sở GD-ĐT Hà Nội cho phép phòng Giáo dục và Ban giám hiệu các trường được quyền quyết định cho học sinh nghỉ khi nhiệt độ dưới 10 độ C thì năm nay cả giáo viên và phụ huynh đều phải chăm chăm theo dõi bản tin dự báo thời tiết trên đài PTTH Hà Nội vào lúc 6h30 hàng ngày. Nếu nhiệt độ dưới 10 độ C thì phụ huynh được phép cho con nghỉ ở nhà.
Tuy nhiên thông báo phát ra là vậy, nhưng khi áp vào thực tế lại sinh ra lắm chuyện khóc dở mếu dở.
Chị Thanh Hà, nhà ở quận Đống Đa lể từ hôm có quy định xem bản tin dự báo thời tiết, nhà tôi phải phân công trong lúc vợ chuẩn bị đồ ăn sáng thì chồng phải bật tivi để xem vì cả 2 bé đều đang học cấp 1 tại trường tiểu học Quang Trung. Theo sõi sát sao là vậy nhưng có hôm dự báo nhiệt độ Hà Nội từ 9-12 độ C mà nhà tôi cũng không biết trường con có học hay không vì không biết lấy ngưỡng trên hay ngưỡng dưới.
Nhiều hôm lặn lội trời mưa, vượt giá rét đưa con tới trường. Vừa tới nơi thì thấy cổng trường dán thông báo hôm nay được nghỉ học. Dù còn đang cuống quýt vì muộn giờ làm nhưng vẫn lượn một vòng đưa con về. Cũng may có bà nội trông giúp nếu không thì chưa biết gửi con ở đâu.
Cũng chung cảnh ngộ với chị Hà, anh Thái (Hà Đông) cho biết nhiều tuần nay liên tục bị cơ quan phạt tiền vì tội… đi làm muộn. “Mình có dám ngủ nướng gì đâu, chỉ vì cứ hay đưa con đi rồi lại đưa con về nên trễ giờ làm. Rét mướt… thành ra lại khiến mình mất tiền oan”, anh Thái phân bua.
Phương Anh
TIN BÀI KHÁC
Năm mèo teen rộ mốt chơi chuột
Sốc với clip Thủy Tiên uốn éo bên tượng đài
Dân phải góp tiền bắn pháo hoa Tết?
Sốc với clip Thủy Tiên uốn éo bên tượng đài
Dân phải góp tiền bắn pháo hoa Tết?
Nhận nhầm người quen vì…rét
Những ngày rét, hầu hết mọi người ra đường đều bịt kín từ đầu đến chân, có chăng chỉ để hở hai con mắt. Cũng chính vì cách “phòng hộ” này mà nhiều người lâm vào những tình cảnh ngượng chín mặt khi liên tục nhận nhầm người quen.
Ai ai cũng "phòng hộ" kín từ đầu đến chân thế này khiến nhiều người ú ớ khi nhận nhầm người quen (Ảnh: HNO) |
7h sáng, Lan (SV năm 2, Học viện báo chí tuyên truyền) vội vã chạy lên lớp sau khi nghe tiếng chuông báo bắt đầu giờ học từ phòng bảo vệ. Dù đang đói và mệt khi hì hục chạy qua 4 dãy cầu thang nhưng bỗng nhiên Lan như mở cờ trong bụng vì phía trước cũng có đồng minh. Dù sao cả 2 cùng bước vào cũng đỡ ngại hơn là “một thân một mình chinh chiến”, lỡ thầy có quở trách thì còn có lí do biện hộ rằng “trời rét, nên tụi em đến trễ một chút ạ”.
Nghĩ vậy Lan nhanh chân chạy với theo, vỗ vai đánh đốp vào cô bạn mặc áo khoác hồng đang đi phía trước. Nhưng bỗng Lan “khựng” lại vì trời ơi… không phải. “Em cứ ngỡ đó là cái Hồng, bạn cùng lớp với em, nhưng không phải chỉ là giống cái áo”, Lan chia sẻ.
Cũng cảnh “thấy người sang bắt quàng làm họ”, nhưng Minh, sinh viên ĐH Mỏ địa chất lại gặp phải tình huống dở khóc dở cười.
Buổi chiều hôm đó, lúc bước ra từ nhà gửi xe, thấy một cô gái dáng người nhỏ nhắn, quấn chiếc khăn màu cam và cái áo phao màu cam to đùng, cứ ngỡ Hằng đang ngồi đợi ở ghế đá, Minh liền từ sau tiến lại hù một cái thật to khiến cô gái kia giật mình quay lại. Kèm theo đó Minh được “khuyến mại” thêm một loạt những từ ngữ khó nghe và bị kết luận một câu “đồ dê xồm”. Minh ngượng chín mặt.
Bị cách ly vì… lười tắm
Với khẩu hiệu “Ở bẩn sống lâu”, nhiều sinh viên chọn phương án không tắm hoặc ít tắm để sống chung với rét. Bạn Nam, ĐH Thương mại tiết lộ những ngày này hầu hết sinh viên trong KTX đều lười… tắm. Các bạn nữ có chăm cũng phải 1-2 ngày, còn sinh viên nam thì mặc nhiên ít sờ đến nước vì cứ động đến là rùng mình.
Sinh viên chấp nhận sống chung với bẩn để... sống sót qua mùa đông (Ảnh: VietNamNet) |
Vì lẽ đó mà chuyện tắm giặt trở thành một kế hoạch lớn, muốn thực hiện có khi phải quyết tâm nhiều lần và phải đấu tranh tư tưởng gay gắt. Quần áo có khi mặc hết tuần mới tổng kết giặt một lần, phải những hôm trời mưa thì đành cố gắng mặc lại dù hơi ngại…
Nam kể, hồi tuần trước rét quá 2 phòng KTX cạnh nhau gộp ngủ chung, giường đơn ngủ đôi, thế là nghiễm nhiên có thêm một chiếc chăn trải dưới và có thêm cái “máy sưởi 37độ” ngủ cùng. Tuy nhiên có ngủ chung mới biết trong chăn có rận. Vừa xếp sắp xong xuôi chăn chiếu để chuẩn bị say giấc nồng thì thằng Thắng, sinh viên năm 2 khoa Quản trị kinh doanh quát ầm lên “Mày xuống đất đi, người đâu mà hôi như cú”.
Dù đã cởi áo khoác chui vào chăn nhưng Đạt lại phải lồm ngồm bò dậy, cậu này thừa nhận “mới có 7 ngày chưa tắm thôi, đang định ngày mai mới bắt tay vào công cuộc tổng vệ sinh”.
Vào ngày rét, nhiều người thay vì di chuyển bằng các phương tiện cá nhân thì đổ xô xếp hàng chờ xe bus.
Chị Thu Tâm (Mai Dịch, Cầu Giấy) cho biết “Cơ quan mình ở tận Hai Bà Trưng, nghĩ đến việc chạy xe máy cả hơn chục cây số để đi làm là thấy sởn gai ốc. Hôm nào cũng bịt khăn, đội mũ, tất tay tất chân đủ kiểu, thậm chí có hôm trời không mưa vẫn mặc áo mưa mà đến cơ quan vẫn run lập cập. Được mấy hôm đầu rồi mình chuyển hẳn đi xe bus. Đây là cách tránh rét hữu hiệu mà vô cùng tiết kiệm”.
Chị Tâm kể có hôm vừa bước lên xe, phải đu người trên các móc mà mũi phải chun lại vì người thanh niên bên cạnh phát ra “mùi hương” khó chịu quá. Các cô gái trẻ gần đó cũng phải nghiêng người để khỏi phải đụng chạm. Có cô lẩm bẩm “Người đâu mà bẩn thế không biết”.
Phụ huynh – giáo viên “bất hòa” vì lạnh
Khi Hà Nội được dự báo còn rét đậm trong nhiều ngày tới khiến các bậc phụ huynh luôn thấp thỏm không biết hôm nay con có được nghỉ học hay không. Trong khi các năm trước Sở GD-ĐT Hà Nội cho phép phòng Giáo dục và Ban giám hiệu các trường được quyền quyết định cho học sinh nghỉ khi nhiệt độ dưới 10 độ C thì năm nay cả giáo viên và phụ huynh đều phải chăm chăm theo dõi bản tin dự báo thời tiết trên đài PTTH Hà Nội vào lúc 6h30 hàng ngày. Nếu nhiệt độ dưới 10 độ C thì phụ huynh được phép cho con nghỉ ở nhà.
Phụ huynh ớn cảnh đi đi, về về khi đưa các con đi học (Ảnh: BĐVN) |
Chị Thanh Hà, nhà ở quận Đống Đa lể từ hôm có quy định xem bản tin dự báo thời tiết, nhà tôi phải phân công trong lúc vợ chuẩn bị đồ ăn sáng thì chồng phải bật tivi để xem vì cả 2 bé đều đang học cấp 1 tại trường tiểu học Quang Trung. Theo sõi sát sao là vậy nhưng có hôm dự báo nhiệt độ Hà Nội từ 9-12 độ C mà nhà tôi cũng không biết trường con có học hay không vì không biết lấy ngưỡng trên hay ngưỡng dưới.
Nhiều hôm lặn lội trời mưa, vượt giá rét đưa con tới trường. Vừa tới nơi thì thấy cổng trường dán thông báo hôm nay được nghỉ học. Dù còn đang cuống quýt vì muộn giờ làm nhưng vẫn lượn một vòng đưa con về. Cũng may có bà nội trông giúp nếu không thì chưa biết gửi con ở đâu.
Cũng chung cảnh ngộ với chị Hà, anh Thái (Hà Đông) cho biết nhiều tuần nay liên tục bị cơ quan phạt tiền vì tội… đi làm muộn. “Mình có dám ngủ nướng gì đâu, chỉ vì cứ hay đưa con đi rồi lại đưa con về nên trễ giờ làm. Rét mướt… thành ra lại khiến mình mất tiền oan”, anh Thái phân bua.
Phương Anh