Mỹ chỉ trích Bình Nhưỡng vì đe dọa tiến hành cuộc chiến tranh thần thánh chống Seoul khi quân đội Hàn Quốc tiến hành cuộc tập trận bắn đạn thật ở gần biên giới hai miền.
Triều Tiên: Chiến tranh lạnh mới ở Đông Á?
Triều Tiên, Hàn Quốc trên bờ chiến tranh
Thanh sát hạt nhân: Tia hy vọng cho bán đảo Triều Tiên
Bán đảo Triều Tiên hứng cảnh nước sôi lửa bỏng
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Philip Crowley khẳng định, không có gì biện minh được cho “ngôn từ hiếu chiến” của Triều Tiên.
Trong một ngày căng thẳng gia tăng, Seoul và Bình Nhưỡng đã dùng các tuyên bố cứng rắn đáp trả nhau. Hàn Quốc thì cảnh báo về một “phản ứng mạnh mẽ” trước bất kỳ cuộc tấn công nào từ phía Triều Tiên.
Bán đảo Triều Tiên bên bờ vực chiến tranh. Ảnh: THX
Hôm qua (23/12), hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) dẫn tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng nước này, Kim Yong-chun rằng: "Để đối đầu với ý đồ của kẻ thù cố đẩy tình thế tới miệng hố chiến tranh, các lực lượng cách mạng của chúng ta đang chuẩn bị để bắt đầu một cuộc chiến tranh thần thánh vào bất kỳ thời khắc nào cần thiết trên cơ sở ngăn chặn hạt nhân”.
Phát biểu của ông Kim được cho là tuyên bố mạnh mẽ nhất của Bình Nhưỡng kể từ sau vụ tấn công vào đảo Yeonpyeong. Giới phân tích cho rằng, quan điểm cứng rắn đưa ra có thể trùng khớp với dịp kỷ niệm lần thứ 19 (diễn ra hôm nay) khi lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il nắm quyền kiểm soát các lực lượng vũ trang.
"Chúng ta đã từng nghe tuyên bố kiểu này trước đây”, ông Crowley nói trong một cuộc phỏng vấn. "Không may là đôi khi những ngôn từ ấy được tiếp sau bởi những hành động vô trách nhiệm, đó là cuộc thử nghiệm tên lửa, thử nghiệm hạt nhân hay nã phão vào Hàn Quốc”. Ông nhấn mạnh rằng, Triều Tiên sẽ không có lợi gì vì “những hành động gây hấn của mình”.
Trung Quốc cũng ra tuyên bố kêu gọi hai bên kiềm chế.
Theo nhận định của một số nhà phân tích, cho dù sở hữu đủ số lượng plutonium để chế tạo một quả bom, nhưng Triều Tiên không được cho là đã thành công khi xây dựng một vũ khí nguyên tử.
Các cuộc đàm phán quốc tế xung quanh chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng đã ngừng trệ vào tháng 4/2009 khi Triều Tiên rút khỏi bàn đàm phán và trục xuất các thanh sát viên hạt nhân LHQ.
Tương quan quân sự hai miền
- Ngân sách: Triều Tiên 5 tỉ USD, Hàn Quốc là 24,5 tỉ USD (ước tính 2002)
- Binh lính: Triều Tiên có tổng cộng hơn 1 triệu quân (gồm 950.000 lục quân, 46.000 hải quân, 110.000 không quân), Hàn Quốc có 687.000 quân (gồm 560.000 lục quân, 68.000 hải quân và 64.000 không quân).
- Trang thiết bị: Triều Tiên: xe tăng 3.500 chiếc, tàu ngầm 63 chiếc, máy bay chiến đấu 388 chiếc. Hàn Quốc: xe tăng 2.750 chiếc, tàu ngầm 13 chiếc và máy bay chiến đấu 467 chiếc.
Hôm nay (24/12), một ngày sau khi Triều Tiên thề sẽ tiến hành “chiến tranh thần thánh” sử dụng khả năng ngăn chặn hạt nhân, và Hàn Quốc tiến hành cuộc tập trận quy mô chưa từng có ở gần biên giới hai miền, Học viện Ngoại giao và An ninh quốc gia thuộc Bộ Ngoại giao Hàn Quốc đã đưa ra nghiên cứu cho biết, Bình Nhưỡng có thể thực hiện thử nghiệm nguyên tử lần ba trong năm tới, và viễn cảnh hội đàm song phương với Seoul khá mỏng manh.
"Khả năng Triều Tiên tiến hành
thử hạt nhân lần ba để cải thiện năng lực sản xuất vũ khí hạt nhân, duy trì căng
thẳng quân sự và củng cố vị trí của Kim Jong-un trên con đường kế nhiệm cha”,
nghiên cứu nhấn mạnh. "Căng thẳng giữa hai miền vẫn ở mức cao, khả
năng Triều Tiên tấn công Hàn Quốc vẫn còn", nghiên cứu cho hay.
-
Thái An (Theo BBC, AP)