Năm 2018, thương mại điện tử biến động không ngừng
Năm 2018 chứng kiến khá nhiều biến động của những gã khổng lồ thương mại điện tử tại Đông Nam Á và Việt Nam. Vào đầu tháng 11/.2018 Tokopedia start up thương mại điện tử của Indonesia được định giá 7 tỷ USD chính thức cạnh tranh ngang hàng với các đại gia Alibaba và JD tại khu vực. Tại Việt Nam, Shopee soán ngôi Lazada trở thành trang thương mại điện tử có lượng truy cập lớn nhất từ tháng 10/2018
Nguồn iPrice |
Shoppee trỗi dậy trở thành trang thương mại điện tử hàng đầu của Việt Nam trong tháng 10. |
Tại Hội thảo về thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong thế giới số, bà Nguyễn Như Quỳnh, Phó Chánh Thanh tra, Bộ Khoa học và Công nghệ đã đưa ra tỷ trọng thương mại điện tử ở Việt Nam cao nhất vẫn là qua kênh Facebook, Facebook là kênh bán hàng online quan trọng nhất chiếm tới gần 70% thị phần trong việc mua hàng online ở Việt Nam.
Tại cuộc thi Khởi nghiệp sáng tạo quốc gia mới đây, bà Nguyễn Trần Bích Ngọc, nhà sáng lập sàn thương mại điện tử ECOMEASY ASIA cho hay, các nhãn hàng, các thương hiệu gặp khó khăn khi phải đáp ứng theo hệ thống kỹ thuật phức tạp, cách vận hành đa dạng của các sàn thương mại điện tử và phụ thuộc vào các sàn khi có khiếu kiện từ người mua. Những khó khăn này không gặp phải khi bán ngoại tuyến (bán hàng trực tiếp). Vì thiết kế vận hành ngoại tuyến đơn gỉản hơn, ít liên quan hệ thống kỹ thuật công nghệ, và việc họ sở hữu các nhân sự am hiểu được thị trường ngoại tuyến nhiều năm kinh nghiệm. Hiện nay việc tìm kiếm nhân sự phù hợp vận hành thương mại trực tuyến là việc khá khó khăn đối với nhiều thương hiệu.
Trong năm 2018, các thương hiệu lớn như Unilever, Nivea, L’oreal… đầu tư mạnh mẽ trên các mặt trận thương mại điện tử từ việc ăn theo Mùa SALE Huyền thoại giảm giá tới 91% trên Tiki, đến tạo riêng chương trình Super Brand Day giảm 50%++ của LAZADA. Từ các chương trình lớn một ngày hơn ngàn đơn này các thương hiệu nhận ra có các lỗ hổng chậm trễ trong khâu vận hành và chăm sóc khách hàng. Cứ sau mỗi mùa siêu khuyến mãi số lượng đơn thư khiếu nại của khách hàng về khâu chăm sóc khách hàng của các trang thương mại điện tử lại tăng lên đột biến. Đơn cử như việc LAZADA liên tiếp bị kiện từ người mua khi không giải quyết triệt để việc lỗi hệ thống trả tiền, không giao hàng khuyến mãi, tùy tiện hủy đơn hàng mà ICTnews đã phản ánh liên tục trong thời gian qua.
Bà Nguyễn Trần Bích Ngọc trình bày tại Cuộc thi Khởi nghiệp sáng tạo quốc gia. |
Về việc phản ứng với bán hàng trên Facebook thì các thương hiệu vẫn loay hoay vì thiếu nguồn cung cấp người bán, thông tin các bà mẹ bỉm sữa bán hàng trực tuyến và thiếu cả hệ thống quản lý và thanh toán cho người bán hàng trên Facebook
Cũng theo bà Bích Ngọc, năm 2019 được dự báo sẽ là năm trỗi dậy của thương mại điện tử của Top 10 đại gia thương mại điện tử và hàng triệu nhà bán hàng nhỏ lẻ. Trong đó, Top 10 sàn thương mại điện tử hứa hẹn việc tăng trưởng mạnh khi Shopee tăng ngân sách marketing thuê cả BlackPink - ban nhạc nổi tiếng của Hàn Quốc để quảng cáo, hay Lazada thuê cả Đông Nhi và Dinh Độc lập để làm sự kiện. Các nhà bán hàng nhỏ lẻ thì tuyển thêm cộng tác viên bán hàng và đa dạng sản phẩm đặc biệt các mặt hàng trong Top 5 ngành người Việt mua nhiều nhất trên mạng sau như Thời trang, mỹ phẩm, thức ăn uống…
Top những sản phẩm bán online hàng đầu của Việt Nam. |
Thương mại điện tử nên theo xu hướng thuê vận hành hệ thống
Cũng theo dự báo, năm 2019 thương mại điện tử sẽ có sự thay đổi đáng kể các thương hiệu sẽ chỉ cần tập trung vào khai thác các thế mạnh của mình, còn việc giải quyết những vấn đề kỹ thuật, vận hành và maketing bán hàng sẽ chuyển sang xu thế thuê ngoài để giải quyết những vướng mắc mà các nhãn hàng gặp phải trong thời gian qua.
Các thương hiệu lớn phát triển thêm sản phẩm dành riêng cho thương mại điện tử, đồng thời tìm các bà mẹ bỉm sữa bán hàng trên mạng xã hội quảng bá bán sản phẩm. Về phần kỹ thuật, các thương hiệu có xu hướng thuê ngoài các bên vận hành thương mại điện tử như Sapo, ECOMEASY ASIA để giải quyết các vấn đề công nghệ kỹ thuật, vận hành và marketing bán hàng.
Điểm mạnh của điều này là các thương hiệu tập trung làm sản phẩm tốt và tập trung am hiểu thị trường bán lẻ và thói quen người tiêu dùng trực tuyến mà hành vi hoàn toàn khác ngoại tuyến. Ví dụ như thích miễn phí vận chuyển hay các mã giảm giá đa dạng hay canh giảm giá chớp nhoáng. Còn việc vận hành chi tiết và am hiểu công nghệ thì để các bên đối tác thực hiện nhằm đảm bảo các chỉ số vận hành và giải quyết khiếu nại khách hàng hiệu quả. Điểm yếu của việc này là tốn chi phí và đôi lúc chưa đồng bộ giữa các sàn, thương hiệu và đối tác thứ ba
Chính vì thế, công nghệ vừa là cầu nối thúc đẩy minh bạch các bên tham gia bán hàng trực tuyến vừa là đòn bẩy giúp nhân rộng, tối ưu hoá vận hành và quản lý nhiều hệ thống phân phối khác nhau.
Blockchain và trí tuệ nhân tạo sẽ làm thay đổi cách vận hành thương mại điện tử
Năm 2019 sẽ chứng kiến nhiều công nghệ mới được áp dụng trong thương mại điện tử. Ví dụ như dùng blockchain để phân tập trung hoá dữ liệu, tăng bảo mật và tạo sự ổn định của nguồn thông tin báo cáo khi có kho dữ liệu trực tuyến. Dùng máy để đọc và dùng trí tuệ nhân tạo để quyết định những vấn đề liên quan đến bán hàng sẽ là việc tiên phong giúp các thương hiệu tăng doanh thu, giữ thông tin khách hàng và sử dụng các bên đối tác thứ ba làm chất xúc tác giúp các thương hiệu tăng trưởng thị trường trực tuyến nhanh chóng. Với giải pháp này hiện tại ở Việt Nam có một số đơn vị như Datamart, EcomEasy Asia, ở Đông Nam Á có aCommerce hay ở Trung Quốc có Baozun.
Xu hướng năm 2019 các nhãn hàng sẽ dùng công nghệ để giải quyết bài toán khách hàng và tăng trưởng vẫn chưa quá rõ ràng. Nhưng có một sự thật là trang thương mại điện tử của các gã khổng lồ như Amazon, Alibaba đã và đang ngày càng tiến xa và giúp các thương hiệu tăng trưởng nhanh là bằng các công nghệ mới của thế giới hiện nay.