Tỉa và đổ chân hương

Bàn thờ là biểu tượng tâm linh thiêng liêng đối với người Việt Nam. Đó là nơi con cháu hướng về tổ tiên, các vị thần linh cầu mong sự bình an, tỏ lòng hiếu thuận. Đây là cầu nối thể hiện tấm lòng tưởng niệm, tưởng nhớ cũng như ước nguyện của gia chủ với các vị thần linh, gia tiên.

Trong ngày 23 tháng Chạp, theo tập tục sau khi cúng ông Công ông Táo xong, các gia đình sẽ tiến hành rút tỉa chân nhang, bao sái lau dọn vệ sinh bàn thờ, tổng vệ sinh nơi thờ cúng và nhà cửa để chuẩn bị đón Tết Nguyên Đán.

{keywords}
Năm 2021, sang ngày 24 hay 25 mới nên rút tỉa chân nhang

Năm 2021, ngày lập xuân đúng vào ngày 23/12 (âm lịch), tức trùng ngày ông Công ông Táo. Do vậy, những gia đình cúng ông Công ông Táo đúng ngày 23 tháng chạp, cúng xong nên để an yên và sang ngày 24 hay 25 mới rút tỉa chân nhang. Vì nếu rút tỉa chân nhang vào đúng ngày lập xuân sẽ gây bất ổn cho vận khí đầu năm mới.

Khi rút tỉa chân nhang cuối năm, gia chủ nên giữ lại 7, 17, 27, 37 chân nhang nếu trạch chủ chính là nam nhân và giữ lại 9, 19, 29, 39 chân nhang nếu trạch chủ chính là nữ nhân. 

Chú ý, không được rút chân hương rồi cầm bát hương đổ hết tro ra ngoài, theo người xưa như vậy rất dễ gây “tán tài”, nên dùng chiếc thìa nhỏ xúc từng thìa đổ ra ngoài rồi mới rửa sạch bát hương đặt sang một bên. 

Không được vứt chân hương bừa bãi, nhất là ở những nơi bẩn thỉu, vì người xưa quan niệm như thế sẽ bị các Thần quở trách, dễ gặp xui xẻo. Chân hương tỉa ra thường đốt và tất cả tro được thả xuống sông, hồ hoặc hòa nước bón cây. 

Với bàn thờ cũ, cây nến, cây hương tiện bằng gỗ sơn son thiếp vàng cổ nên hóa đi, chứ không nên để nguyên vứt linh tinh, vừa “phạm”, vừa ô nhiễm môi trường.

Nước để lau dọn bàn thờ

Nên dùng nước ấm để lau bát hương, rửa bình hoa hay chén đĩa trên bàn thờ. Có nhà còn nấu hẳn một nồi nước lá trầu hoặc gồm 5 thứ thảo dược: quế, hồi, đinh hương, gỗ vang, bạch đàn, để tẩy uế, làm sạch đồ thờ cúng, giúp bàn thờ tổ tiên ngày Tết được thanh sạch, trang trọng nhất.

{keywords}
Rượu pha gừng thường được dùng để lau dọn bàn thờ

Ngoài ra, có một thứ nước đơn giản rất hay được dùng để lau dọn bàn thờ là rượu pha gừng. Quan niệm dân gian cho rằng, gừng và rượu có công dụng trừ tà rất tốt, chúng có thể giúp loại bỏ những vết bẩn, tẩy uế, đuổi sạch xui xẻo của năm cũ đi. Khi lau dọn bàn thờ, đặc biệt là lau bài vị hay tượng thờ, người ta thường lấy rượu gừng thay cho nước lọc. Nhờ vậy, bàn thờ được sạch sẽ, thoáng mát để sẵn sàng đón một năm mới an khang, thịnh vượng hơn.

Những lưu ý khác

Khi dọn dẹp, cần chuẩn bị một chiếc mâm/ bàn có phủ giấy đỏ hoặc giấy trắng lên trên để đặt bát hương, bài vị và các đồ thờ. Nếu ngoài thờ gia tiên, gia đình bạn còn thờ các vị thần linh khác thì chuẩn bị sẵn hai chỗ để hạ đồ thờ, không nên để lẫn.

{keywords}

Lau dọn bàn thờ nhẹ nhàng, tránh làm rơi vỡ đồ thờ

 

Về thứ tự lau dọn, nếu thờ Phật thì lau dọn tượng Phật trước rồi mới lau đến bài vị gia tiên, tiếp đó là bát hương rồi đến các đồ cúng khác.

Khi lau chùi, không xê dịch vị trí bát nhang.

Lau dọn một cách cẩn thận, nhẹ nhàng, tránh làm rơi vỡ các đồ thờ cúng.

Mở cửa sổ hoặc cửa ra vào khi dọn dẹp để phòng được thông thoáng.

Đăng Duy  (Tổng hợp)

Những lời khuyên hữu ích về màu sắc phong thủy khi sơn nhà đón Tết

Những lời khuyên hữu ích về màu sắc phong thủy khi sơn nhà đón Tết

Nhờ quý báo tư vấn giúp nguyên tắc phong thủy màu sắc sao cho hài hòa và không “mất lòng nhau”? - Nguyễn Thái Đăng Trinh, Thủ Đức.