- “Vừa vào phòng nằm một lúc, sản phụ bỗng gào lên khóc lóc, nước mắt giàn giụa. Chị thều thào: “Em chết mất, bác sĩ cho em về, em không đẻ nữa đâu”, bác sĩ N. kể.

Khám sản khoa, tá hỏa phát hiện nam bác sĩ là bạn học cũ

"Lại có trường hợp, có lần bệnh nhân đến khám lại chính là cô bạn có tình cảm với mình suốt mấy năm cấp ba...", bác sĩ khoa sản kể chuyện.

Bác sĩ Nguyễn Hải N. (34 tuổi), hiện công tác tại chuyên khoa sản của một bệnh viện ở Hà Nội, trải lòng về những bỡ ngỡ khi mới bắt tay vào công việc nhạy cảm nhưng không kém phần phức tạp ở phòng sản khoa.

{keywords}
Ảnh minh họa

Bác sĩ N. tâm sự, cho đến bây giờ ông vẫn không nhớ nổi có bao nhiêu đứa trẻ đã cất tiếng khóc chào đời trên đôi tay ông. 

Tâm sự về những tình huống dở khóc, dở cười trong quá trình đỡ đẻ, bác sĩ N. cho biết: “Đó là ca đỡ đẻ đầu tiên mà có lẽ suốt đời tôi không bao giờ quên được. Lần đó khi cả kíp chuẩn bị mọi tư thế sẵn sàng đỡ đẻ cho một sản phụ quê ở Nghệ An. 

Nhưng vừa vào phòng nằm một lúc, chị ấy bỗng gào lên khóc lóc, nước mắt giàn giụa. Sản phụ nói: “Em chết mất, bác sĩ cho em về, em không đẻ nữa đâu”.

Lúc đó là bác sĩ trẻ, mới đảm nhận công tác, tôi vô cùng lo lắng nhưng vẫn phải trấn an: “Chị càng kêu gào thì càng mất sức. Nghe tôi này, chị nắm chắc hai tay vào thành giường. Tôi bảo thế nào thì làm thế nấy. Cố giữ sức, đau một chút thôi. Ở đây chưa bao giờ có chuyện sản phụ đang chuẩn bị đẻ lại đòi về cả".

Chưa kịp nghe tôi nói xong, có lẽ cơn đau quá dữ dội, chị ấy lại hét lên. Ngay lúc ấy tôi đã nhìn thấy sự sống, thấy đứa bé đang ló ra. Tôi bảo: "Thấy tóc em bé rồi, cố lên, một hơi nữa thôi”.

Rồi đứa bé rời khỏi bụng mẹ đỏ hỏn vẫn còn nguyên dây rốn. Em cất tiếng khóc đầu tiên trong đời. Tôi thông báo cho sản phụ: “Con gái nhé, 3,2 kg".

Bác sĩ N. chia sẻ, trong quá trình làm việc, chứng kiến những cơn đau đẻ của sản phụ nhiều lúc các “ông đỡ” cũng thót tim.

“Những lúc sản phụ rặn không đủ hơi khiến bé không ra nổi, bác sĩ phải động viên an ủi để họ có động lực tiếp tục thực hiện nhiệm vụ cao cả của mình. Mỗi lần như thế, tôi mới biết tình mẫu tử thiêng liêng như thế nào”, ông nói.

Bác sĩ N. cũng cho hay, nhiều người tưởng công việc 'bà đỡ' chỉ là hướng dẫn người mẹ rặn, rồi đỡ em bé, cắt dây rốn... Tuy nhiên, thực tế quá trình vượt cạn đó đầy rẫy những rủi ro mà người thầy thuốc luôn phải theo dõi thường trực.

"Chẳng hạn, để thai nhi chui ra ngoài được thì cổ tử cung phải mở hết nhưng có trường hợp không mở được vì cơn co dạ con không đủ lực. Bác sĩ phải truyền thuốc gây cơn co dạ con. 

Thế nhưng đến khi được rồi thì có người mẹ mệt quá không còn sức để rặn nữa vì truyền lâu quá, đành bảo: 'Thôi bác sĩ muốn làm cách nào thì làm, em không còn sức mà rặn nữa'", bác sĩ N. kể lại.

{keywords}
Ảnh minh họa

Bác sĩ N. cũng thừa nhận, làm nghề sản khoa ban đầu có chút ngượng ngùng nhưng sau một thời gian gắn bó với nghề ông càng thấy tự hào hơn bởi những giá trị tinh thần lớn lao mà nó mang lại.

Ông N. nói thêm: “Đôi lúc bác sĩ đỡ đẻ cố tình nặng lời, nghiêm giọng để sản phụ quên cơn đau, quên mệt mỏi, tập trung vào lời bác sĩ để sinh nở thuận lợi. Tôi từng mắng bà đẻ nhưng mắng là có mục đích. 

Nhiều sản phụ khó sinh phải rạch tầng sinh môn, rạch vào da thịt tôi phải mắng. Mắng cho họ chú ý vào lời mình đang nói thì cảm giác đau đớn sẽ đỡ hơn rất nhiều.

Có những sản phụ đau đẻ nên gào khóc thảm thiết. Họ gào khóc, vật vã khiến cơ thể mệt mỏi, không còn sức để đẻ. Những lúc như thế, tôi cũng phải mắng, nhưng là mắng với dụng ý tốt”.

H. Thúy - M. Giang