- Bố mẹ cũng không khuyên được. Bây giờ bố em ấy đã bỏ mặc coi như không có con. Thậm chí em ấy đã bỏ nhà đi theo bạn mấy ngày liền rồi mẹ lại đội mưa gió đi tìm. Mẹ em ấy đã khóc, buồn rất nhiều và đã phải quyết định một cách đau đớn: gọi công an đến bắt con trai mình.
Thời của nhà giáo...vô trách nhiệm?Những phụ huynh 'hủy hoại' danh dự nhà giáo
Nỗi bất lực của một cô giáo
Tâm sự với VietNamNet, giáo viên – người kể câu chuyện này cho biết bản thân chị và các giáo viên đang cố gắng để đưa cậu học trò cá biệt thay đổi....
Chị nói, tâm lý trọng nam khinh nữ đã ăn sâu vào nếp nghĩ của người dân Việt Nam muốn có con trai để nối dõi tông đường, để nuôi cha mẹ khi về già... Chính điều đó đã làm cho các bậc cha mẹ thường nuông chiều con trai. Nhưng bố mẹ các em không biết rằng cách giáo dục như vậy của họ đã làm hư các em.Năm nay, tôi được giao nhiệm vụ giảng dạy cho khóa lớp 10. Với cô trò mọi người đều xa lạ. Nhưng chỉ 2 tuần đầu năm học mới, lớp 10A6 mà tôi dạy đã nổi lên một trường hợp học sinh rất cá biệt.
Trong lớp em ấy thường xuyên không chép bài và luôn nằm ra bàn học. Tiết nào tôi cũng phải nhắc nhở. Khi mắng em ấy còn thách thức nếu cô mắng nhiều em sẽ nghỉ học.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet |
Một buổi chiều tối mù mịt tôi thấy có tiếng gọi ngoài cổng. Tôi chạy ra và thấy mẹ của em học sinh ấy. Nhà tôi cách trường khá xa khoảng 15km. Mẹ em ấy nói đã tìm từng nhà giáo viên bộ môn dạy em ấy dù nhà xa tới đâu.
Chị đã khóc rất nhiều khi gặp tôi. Vì bố em ấy là con trai trưởng nên chị phải sinh bằng được con trai. Cũng may chị sinh cháu là thứ 2 đã được con trai. Cả nhà ông bà, bố mẹ ai cũng chiều thích gì được nấy; con mắc lỗi thì ông bà mắng bố mẹ nên dạy con cũng khó. Từ nhỏ tới lớn không ái dám đánh cháu. Chính vì vậy càng lớn e càng hư và khó bảo hơn.
“Nếu như cho chị đổi 100 đứa con gái lấy nó chị cũng đổi em ạ” - mẹ em đã nói với tôi trong nước mắt.
Em ấy đã mượn xe, mượn điện thoại của bạn rồi bán. Khi bạn bè khuyên ngăn, đòi điện thoại thì đánh bạn. Bố mẹ cũng không khuyên được. Bây giờ bố em ấy đã bỏ mặc coi như không có con.
Thậm chí em ấy đã bỏ nhà đi theo bạn mấy ngày liền rồi mẹ lại đội mưa gió đi tìm. Mẹ em ấy đã khóc, buồn rất nhiều và đã phải quyết định một cách đau đớn: gọi công an đến bắt con trai mình.
Nhưng lỗi của em chưa đủ lớn và em chưa đủ tuổi để bị giam nên được thả. Các bạn của em cũng nói với tôi: bạn ấy chỉ chơi với các anh lớn và các anh ấy đều bị nghiện hết cô ạ. Các anh ấy thường bắt bạn đi ăn trộm để có tiền mua thuốc.
Em tâm sự với bạn rằng bố mẹ đã ra tòa li hôn vì em. Bố mắng, đánh mẹ vì đã làm hư em. Đó là kết cục buồn của một gia đình với bao mong mỏi, hi vọng vào đứa con trai của mình.
Nhưng do cách giáo dục không đúng nên đã đưa vào xã hội một con người không lành lặn về đạo đức và làm tan rã một gia đình hạnh phúc.
Tôi thiết nghĩ, nếu như việc mẹ em ấy đội mưa gió đi từng nhà giáo viên để nhờ quan tâm, chú ý tới con mình sớm hơn từ khi em còn nhỏ chứ không đợi tới lúc em hư rồi mới làm thì có lẽ mọi thứ sẽ không tan vỡ.
Em hay nghỉ học không lý do. Biết chuyện nên mỗi lần em lên lớp, trong giờ tôi gọi em phát biểu nhiều hơn để em chú ý hơn và thấy mình được mọi người quan tâm. Hôm nào em ấy nghỉ học tôi phải gọi cho mẹ em và báo cho giáo viên chủ nhiệm.
Xót xa thay, em giờ như kẻ chạy trốn bất cần đời. Nhà em cách trường gần 10km nên phải thuê trọ khi học ở đây. Đã bao lần ban giám hiệu nhà trường và giáo viên đến tận nhà hay tới phòng trọ nhưng chỉ gặp được mẹ em.
Giờ thì em nghỉ học đã hơn 2 tháng. Như một người tuyệt vọng, mẹ em cất công đi tìm con trong tuyệt vọng. Em bỏ trốn mỗi lần mẹ hay người thân, nhà trường tới thăm. Bạn bè từng khuyên em tới trường thì bị đánh thâm tím mặt mày. Giáo viên chúng tôi cũng chới với trước nỗi đau của mẹ em-một người đồng nghiệp và chỉ biết nhắc nhau phải chăm chút hơn cho tổ ấm nhỏ bé của chính mình để không rơi vào hoàn cảnh tương tự.
Tối hôm rồi mẹ em thất thểu đến gặp tôi. Chị nói trong nước mắt: “Em ơi, có khi chị mất cháu thật rồi!”
- Giáo viên Nguyễn Thị Thắm (Vĩnh Phúc)