1. Bigdata - Phân tích “dữ liệu lớn”

Big Data là thuật ngữ dùng để chỉ một tập hợp dữ liệu rất lớn và rất phức tạp đến nỗi những công cụ, ứng dụng xử lí dữ liệu truyền thống không thể nào đảm đương được. Big Data lại chứa trong mình rất nhiều thông tin quý giá mà nếu trích xuất thành công, nó sẽ giúp rất nhiều cho việc kinh doanh, nghiên cứu khoa học, dự đoán các dịch bệnh sắp phát sinh và thậm chí là cả việc xác định điều kiện giao thông theo thời gian thực.

Nếu khởi nghiệp thành công trong lĩnh vực này, startup sẽ có cơ hội phát triển mạnh trong tương lai và nhận được rất nhiều lợi nhuận.

2. Các sản phẩm thông minh

Hiện nay, Smartphone đang trở nên phổ biến hơn bao giờ hết và kéo theo khả năng kết nối với rất nhiều thiết bị khác. Việc sử các thiết bị thông minh có thể sử dụng trong nhà, trong văn phòng, khi lái xe v.v...là nhu cầu đang lớn dần và nếu nắm bắt được thị trường mới mẻ này, khởi nghiệp Việt Nam hoàn toàn tự tin vào tương lai phía trước.

3. Phát triển ứng dụng di động

Đây là lĩnh vực không mới nhưng sức hấp dẫn của nó vô cùng lớn trong bối cảnh hiện tại. Được xem là ngành công nghiệp tỷ đô khi hàng năm có hàng nghìn ứng dụng và game ra đời phục vụ cho các nhu cầu giải trí, làm việc, học tập của con người. Phát triển ứng dụng mobile nói chung và phát triển game nói riêng có thể mang lại lợi nhuận rất lớn cho khởi nghiệp, Flappy Bird là một ví dụ điển hình nhất.

4. Sản phẩm công nghệ đeo trên người

Google Glass, Oculus, đồng hồ thông minh là những sản phẩm tiên phong trong lĩnh vực công nghệ đeo trên người. Đây là mảng có rất nhiều tiềm năng phát triển khi con người đang có xu hướng phụ thuộc vào các thiết bị công nghệ và sử dụng chúng mọi lúc mọi nơi.

5. Công nghệ “xanh”

Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề cấp bách và thách thức loài người. Hàng năm, những nước phát triển bỏ ra rất nhiều tiền để đầu tư nghiên cứu những giải pháp sử dụng nguồn năng lượng sạch hoặc năng lược tái tạo nhằm giảm sự ô nhiễm trên trái đất. Nếu có thể khởi nghiệp trong lĩnh vực này, startup sẽ nhận được sự ủng hộ rất lớn từ cộng đồng và có thể chào bán những công nghệ của mình với các đối tác nước ngoài.

6. Phát triển thanh toán di động, ví điện tử.

Thương mại điện tử tại Việt Nam đang phát triển chóng mặt trong thời gian gần đây, kéo theo đó là nhu cầu thanh toán online và nhu cầu sử dụng ví điện tử trên các thiết bị di động. Hiện nay, nước ta đã có một số đơn vị phát triển giải pháp này nhưng thị trường vẫn bỏ ngỏ rất nhiều cơ hội phát triển.

7. Phân tích dữ liệu xã hội.

Mặc dù các phương tiện truyền thông xã hội mới phát triển tại Việt Nam nhưng nó có ảnh hưởng rất sâu sắc đến phần lớn người dùng internet. Các doanh nghiệp, nhà quảng cáo, tiếp thị coi đây là một mảnh đất màu mỡ để hoạt động

Những dữ liệu mạng xã hội về người dùng như độ tuổi, sở thích, địa điểm được tổng hợp một cách bài bản sẽ giúp các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận khách hàng và xây dựng thị trường.

Bằng chứng rõ ràng nhất là việc mua lại công ty phân tích dữ liệu Topsy của Apple và mới đây nhất là thương vụ Twitter mua lại Gnip.

8. In 3D

Đây là công nghệ rất mới mẻ tại Việt Nam, tính ưu việt và hiệu quả của công nghệ này đã được kiểm chứng trên thế giới. Ngoài ra, in 3D có thể làm ra sản phẩm cho rất nhiều ngành công nghiệp khác nhau, phục vụ mọi lĩnh vực cho đời sống con người.

9. Dịch vụ đám mây

Điện toán đám mây là công nghệ đã trở nên quen thuộc trong thời gian gần đây. Nó được ứng dụng rất nhiều trong công nghệ thông tin nói chung như lưu trữ dữ liệu, truy xuất dữ liệu online. Hiện nay tại nước ta, ngoài những tên tuổi lớn tại nước ngoài cung cấp dịch vụ đám mây thì FPT cũng triển khai dịch vụ này cho các doanh nghiệp.

Có thể nói điện toán đám mây sẽ giúp cho các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, thông minh và tiết kiệm chi phí hơn và cơ hội phát triển của những khởi nghiệp dịch vụ đám mây không hề nhỏ.