Tổng thống Nga yêu cầu Cơ quan Thuế liên bang và Văn phòng Trưởng công tố kiểm tra việc kê khai thu nhập của các quan chức và cho họ thời gian ba tháng để hoàn thành nhiệm vụ này.
>> Chuyện tham nhũng của đại gia đình tổng thống
>> Chưa vụ tham nhũng nào xử lý người đứng đầu
>> Tham nhũng đất đai nhiều do "toàn quyền" quá lớn
Thông tin cho dân
Ông nhấn mạnh rằng, trong tương lai, việc kiểm tra kê khai tài sản sẽ không chỉ được các cơ quan nhà nước thực hiện, mà cả những tổ chức công. “Các tổ chức phi chính phủ nên sử dụng công cụ của mình để giám sát thu nhập của quan chức một cách rộng rãi hơn”, ông Medvedev nhấn mạnh. “Nhưng không nên biến việc này thành một cuộc săn đuổi hay mang mục đích chính trị”.
Ảnh: RIA Novosti
Với cộng đồng kinh doanh, ông Medvedev nói: “Chúng ta hãy thành thực, tham nhũng là con đường hai chiều. Những doanh nhân nào chấp thuận đưa hối lộ sẽ chỉ tạo ra mảnh đất màu mỡ để tham nhũng phát triển hơn”.
Tổng thống Nga đặc biệt nhấn mạnh đến việc tham nhũng trong các cơ quan thực thi luật pháp. “1/3 các hành động vi phạm do chính nhân viên thực thi pháp luật gây ra”, ông nói. “Đây là điều đáng buồn và nguy hiểm”.
Phạt gấp 100 lần số tiền hối lộ
Ông Medvedev thừa nhận, nhìn chung, cuộc đấu tranh chống tham nhũng trong hai năm qua tại Nga không thu được nhiều thành công.
Chống tham nhũng là một trong những ưu tiên chính của ông Medvedev ngay từ khi nhậm chức. Năm 2008, Nga đã thông qua đạo luật yêu cầu các quan chức, gồm cả thủ tướng, phó thủ tướng và bộ trưởng phải báo cáo không chỉ thu nhập của chính họ mà cả thu nhập của các thành viên trong gia đình. Ông còn thành lập Hội đồng Chống tham nhũng mới - một tổ chức tư vấn gồm các thành viên chính phủ và những nhân vật nổi bật trong các tổ chức công.
Mới đây, Tổng thống Nga đã đệ trình một dự luật lên Hạ viện, nội dung chủ yếu là tăng mức phạt lên rất cao với các hoạt động tham nhũng, hối lộ.
Nếu dự luật được ban hành, bất cứ ai đưa hoặc nhận hối lộ hay “dàn xếp” hối lộ sẽ phải nộp phạt số tiền gấp 100 lần số tiền hối lộ, nhưng không quá 500 triệu rúp (17 triệu USD).
Chính phủ và Tòa án tối cao trước đó đã ủng hộ sáng kiến này, vì họ cho rằng nó sẽ thúc đẩy hiệu quả của các hoạt động chống tham nhũng.
- Thụy Phương (Theo Russian TV, The Voice of Russia)