- Dịp cuối năm, các quỹ đầu tư đang chốt báo cáo tài sản ròng (NAV) để nhìn lại cả năm hoạt động. Quản lý vốn, theo chia sẻ của các quỹ, chưa bao giờ là nghề nhàn tản và quản lý vốn nhà nước cũng không là ngoại lệ. Được giao chục ngàn tỷ với ‘chiếc áo’ nhà nước cho những hoạt động đầu tư ‘chơi’ theo thị trường, SCIC lại có những cái khó riêng; thậm chí, có nhiều tình huống chưa từng có tiền lệ trên thị trường vốn Việt Nam để kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển được vốn nhà nước.
Đại gia 29 tuổi mua cổ phần Seaprodex sau khi Vũ 'nhôm' thoái vốn là ai?
Thoái vốn DN 20 tỷ: Lo thất thoát 'đất vàng' ngàn tỷ
‘Tài phiệt cổ cồn’’ phía sau sự hào nhoáng
2018 là năm đầy khó khăn với các tổ chức đầu tư tài chính, đặc biệt là các quỹ đầu tư.
Những tên tuổi sừng sỏ trên thị trường vốn Việt Nam như VinaCapital. Dragon Capital, Vietnam Holding, Pyn Elite Fund, Tundra Vietnam Fund… đều có NAV giảm, thậm chí giảm hơn 10% so với thời điểm đầu năm. Đáng chú ý, những quỹ chiến thắng thị trường đều tập trung vào tiền gửi ngân hàng, trái phiếu doanh nghiệp (DN)…
Theo ông Đặng Xuân Minh, Chủ tịch Công ty quản lý quỹ Techcom Capital, trong môi trường kinh doanh toàn cầu bấp bênh, đặc biệt là chịu những tác động lớn từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung như vừa qua, nền kinh tế và các doanh nghiệp Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng thì giữ an toàn luôn được ưu tiên. Khác với đầu tư cổ phần (lời ăn, lỗ chịu), tiền gửi ngân hàng và trái phiếu DN có độ ổn định cao, đảm bảo được dòng tiền theo kế hoạch, do đó quỹ đầu tư trái phiếu TCBF (danh mục tài sản tập trung chủ yếu vào trái phiếu DN và tiền gửi ngân hàng) có mức sinh lời thuộc nhóm cao nhất trên thị trường.
Tại Tổng công ty Đầu tư Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC), vài năm gần đây phân bổ mạnh danh mục đầu tư vào phương thức trên. Báo cáo kiểm toán Báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn tài sản nhà nước năm 2017 của SCIC vừa được Kiểm toán Nhà nước hoàn thành cho thấy, năm 2016 số dư tiền gửi ngân hàng là 16.200 tỷ đồng, năm 2017 đạt trên 18.000 tỉ đồng. SCIC cũng đầu tư vào nhiều trái phiếu của Ngân hàng Quân Đội, CTCP Hạ tầng BĐS Việt Nam, Cảng Vũng Áng Việt - Lào…
Theo ông Minh, đầu tư trái phiếu hay tiền gửi ngân hang đều đòi hỏi các quỹ có bộ phận phân tích tài chính chuyên nghiệp, có hội đồng thẩm định đầu tư, để quyết định nơi bỏ vốn an toàn và có thể sinh lợi cao nhất. Nhưng dẫu sao đó cũng là những phương thức đầu tư không quá “nhọc nhằn” so với quản lý vốn đầu tư nằm tại các doanh nghiệp.
Quản lý vốn, theo chia sẻ của các quỹ, chưa bao giờ là nghề nhàn tản và quản lý vốn nhà nước cũng không là ngoại lệ. |
Ông Vũ Quang Thịnh - Tổng giám đốc Dynam Capital, nhà quản lý quỹ của Vietnam Holding - kể, bỏ vốn vào DN, các quỹ luôn phải cắt cử nhân viên bám sát hoạt động doanh nghiệp. Phân tích các số liệu tài chính thôi chưa đủ, còn phải tìm hiểu DN qua nhiều kênh khác nhau, từ dữ liệu của các cơ quan quản lý thuế, hải quan, thị trường, ngân hàng, nhà phân phối, nhà cung cấp nguyên vật liệu, khách hàng… Họ cũng phải thực hiện rất nhiều cuộc trao đổi với lãnh đạo doanh nghiệp, tư vấn những giải pháp, cách làm mới, các thông lệ quản trị doanh nghiệp hiện đại…
“Tất cả những biện pháp này nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN. Chỉ khi DN tốt, cổ đông, trong đó có các quỹ, mới mong được hưởng quả ngọt”, ông Thịnh nói.
Những bản KPI không dễ định lượng
SCIC hiện là quỹ đầu tư thực hiện quyền cổ đông tại nhiều DN nhất. Người đại diện phải chịu trách nhiệm bảo toàn và phát huy hiệu quả vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Đầu tư vốn vào DN có nghĩa là sẽ phải bám sát, cùng làm thực chứ không dễ “ngồi mát ăn bát vàng”, chờ đến ngày hưởng cổ tức chuyển vào tài khoản.
Một lãnh đạo SCIC tiết lộ, sau khi nhận bàn giao vốn, các doanh nghiệp trong danh mục của SCIC được phân loại thành từng nhóm A (đầu tư dài hạn), B (đầu tư linh hoạt: cơ cấu lại để bán hoặc bán ngay).
Là người quản lý vốn nhưng đóng vai trò là cổ đông thì SCIC phải tham gia vào các quyết định của DN để bảo đảm tạo điều kiện cho DN hoạt động hiệu quả từ điều hành, quản trị cho tới việc phải bỏ tiền thực để tham gia tăng vốn khi DN có phương án tốt.
Thực tế, bên cạnh những DN hoạt động tốt có không ít DN phức tạp, khó khăn kéo dài, cần vai trò của cổ đông nhà nước mạnh để tái cơ cấu, duy trì hoạt động của DN chứ chưa nói là có lãi và hưởng cổ tức. Đó là 1 lộ trình khó khăn kéo dài mà nhiều khi chưa dám định ngày kết thức.
Trong một số trường hợp, SCIC đã phải tận dụng quyền mà cổ đông Nhà nước có được như quyền phủ quyết, để có điều kiện tốt hơn trong việc bảo vệ lợi ích Nhà nước. Nhiều trường hợp, SCIC còn phải cử cán bộ biệt phái tại doanh nghiệp, để cùng gỡ khó, thoát lầy.
Thậm chí, tại những doanh nghiệp có mâu thuẫn giữa các nhóm cổ đông, giữa các phe lãnh đạo, sự hiện diện của cổ đông nhà nước không phải lúc nào cũng được chào đón. Câu chuyện tại Công ty Cổ phần Giày Đông Anh (DAFCO) là một ví dụ.
Cụ thể, SCIC nhận vốn từ Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) và trở thành cổ đông lớn tại DAFCO trong bối cảnh cổ đông nhà nước bị gạt ra khỏi doanh nghiệp, nhiều cuộc họp đại hội đồng cổ đông thường niên không được tham dự. Suốt 7 năm ròng rã, bằng nhiều biện pháp, kể cả đưa ra tòa án, SCIC đã khôi phục được quyền cổ đông tại DAFCO, sau đó ổn định tình hình hoạt động rồi thoái vốn thành công với giá bán gấp gần 4 lần giá khởi điểm.
Thương vụ thoái vốn nhà nước tại Vinaconex được thực hiện thành công vượt ngoài dự đoán của giới đầu tư. |
Tại Công ty cổ phần Du lịch Đồ Sơn, tình trạng ăn chia “cánh hẩu” diễn ra nhiều năm, khiến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp rất thấp, khiếu kiện triền miên. Đại diện vốn nhà nước đã phải cử nhiều cán bộ có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm tham gia hội đồng quản trị, thực hiện tái cơ cấu tài chính, thay đổi phương thức cho thuê đất đai, nhà hàng… để đem lại dòng tiền ổn định, có hiệu quả hơn hẳn so với trước đây. Khi doanh nghiệp có lãi, quản trị tốt hơn, SCIC đã thoái vốn nhà nước với giá cao, gấp 34 lần giá khởi điểm.
Ngay cả những DN lớn làm ăn tốt thì không phải lúc nào mọi việc cũng dễ dàng để thu được tiền ngàn tỷ như những thông báo công khai cuối cùng.
Vào tháng cuối năm, thương vụ thoái vốn nhà nước tại Vinaconex được thực hiện thành công vượt ngoài dự đoán của giới đầu tư. Với giá đấu thành công 28.900 đồng/cổ phiếu, giá trị cổ phần bán được hơn 7.366 tỷ đồng, giá vốn 2.549 tỷ đồng, chênh lệch hơn 4.800 tỷ đồng. Quay ngược thời gian về những năm 2010 khi Vinaconex mất cân đối tài chính nghiêm trọng, khó ai có thể tưởng tượng khoản vốn nhà nước tại đây nay lại có thể sinh lời như vậy.
Thời điểm đó, SCIC là cổ đông nhà nước, chi phối tại Vinaconex đã tái cơ cấu bộ máy Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý, điều hành doanh nghiệp, cử người tham gia trực tiếp Hội đồng quản trị, biệt phái cán bộ lãnh đạo giữ chức vụ lãnh đạo điều hành, kiểm soát chặt chẽ dòng tiền.
Áp dụng các chính sách hiệu quả về quản lý dòng tiền, quản lý công nợ, quản lý hoạt động đầu tư đã giúp cho Vinaconex thoát khỏi tình trạng mất cân đối tài chính (giảm nợ), thoát khỏi nguy cơ mất khả năng thanh toán. Dự án nhà máy xi măng Cẩm Phả đã có lãi. Vinaconex đã vượt qua được khủng hoảng. Sau 2 năm liên tiếp không đủ điều kiện để chia cổ tức cho cổ đông, giai đoạn từ năm 2013-2015, Vinaconex đã chia cổ tức cho cổ đông từ 4% (năm 2013) lên 6% (năm 2014), 7% (năm 2015) và duy trì 8% (năm 2016 - 2017).
Tuy nhiên, cũng có lúc SCIC cũng nhọc nhằn đi đòi nợ và đối mặt nợ xấu. Năm 2018, SCIC phải tổ chức 6 tổ công tác đối chiếu, thu hồi công nợ. Bằng nhiều giải pháp đôn đốc, SCIC đã thu được 4.208 tỷ đồng cổ tức, số công nợ còn lại chủ yếu là công nợ khó đòi đã trích lập dự phòng từ các năm 2010 trở về trước của các doanh nghiệp đã thoái vốn.
Lan Phương
'Siêu ủy ban' ra đời: 30 năm, 1 lời giải cho vốn nhà nước
19 tập đoàn, tổng công ty đã được chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước về "siêu ủy ban" với tổng giá trị tài sản là hơn 2,3 triệu tỷ đồng (khoảng 100 tỷ USD).