Theo Báo cáo thị trường IT 2020 của TopDev, trong năm 2020, thị trường tại Việt Nam sẽ có sự phản hồi tốt và phát triển mạnh trong 12 lĩnh vực chính như: E-commerce, Fintech, Gọi xe/thức ăn, Edtech, Healthcare, v.v....
Nhân viên làm việc trong một công ty công nghệ nước ngoài tại Việt Nam. Ảnh: H.Đ |
Mức lương lên đến 130 triệu nhưng chưa chắc tuyển được người, IT là một trong 4 ngành có tỷ lệ nhảy việc cao nhất
Báo cáo cho biết vị trí Tech Management (nắm giữ vai trò CTO hay CIO của một công ty) có mức lương lên đến 5.700 USD (tương đương 132.291.000 đồng), và 1.329 USD (tương đương 30,8 triệu đồng) là mức lương trung bình doanh nghiệp sẵn sàng trả cho người có kinh nghiệm và tỉ lệ tăng lương sau 1 năm làm việc đạt 12 - 18%.
Với mức lương khoảng 38.165.000 đồng/tháng, TensorFlows hiện là công nghệ được trả lương cao nhất, theo sau là Kubernetes và Go (33.577,000 đồng/ tháng và 28.270.000 đồng/tháng).
Nhân viên làm việc trong một công ty công nghệ nước ngoài tại Việt Nam. Ảnh: H.Đ |
Machine Learning/ AI Engineer vẫn giữ vị trí đầu bảng trong các vị trí triển vọng nhất với mức lương khá cao, liên tiếp là 51 triệu đồng/tháng và 44 triệu đồng/tháng.
Với sự khan hiếm nhân lực cũng như những yêu cầu gắt gao, mức lương của cấp quản lý trên 5 năm quản lý không thấp hơn 31 triệu đồng/tháng nhưng các nhà tuyển dụng cũng sẽ “đốt đuốc” tìm người với những yêu cầu không chỉ về lương mà còn các yêu cầu khác trong công việc để đảm bảo cân bằng cuộc sống.
Nhân viên làm việc trong một công ty công nghệ nước ngoài tại Việt Nam. Ảnh: H.Đ |
Tìm kiếm nhân tài là một chuyện, giữ chân nhân tài là bài toán khó giải khác dành cho doanh nghiệp khi IT là 1 trong 4 ngành có tỷ lệ nghỉ việc cao nhất, với 20 tháng là thời gian trung bình cho một lập trình viên “nhảy” việc, và tỷ lệ nghỉ việc đạt mốc 24% trong năm 2020.
Lý giải cho những con số này, báo cáo IT của TopDev phân tích câu trả lời không nằm ở mức lương, bởi khi được trao công việc mới, mức lương của lập trình viên chỉ tăng 15%, mà giá trị họ nhận lại nằm ở những điều kiện khác nhau, đứng đầu là nhu cầu được đào tạo bài bản (43,2%) và lộ trình phát triển sự nghiệp rõ ràng (38,4%), ....
Đâu là giải pháp cho việc thiếu hụt nhân lực trong 5 năm vừa qua?
Theo báo cáo IT của TopDev, năm 2020 Việt Nam sẽ cần hơn 400.000 nhân lực ngành IT, và con số này sẽ tăng lên đến 500.000 vào năm 2021. Nguyên nhân dẫn đến sự thiếu hụt này nằm ở nhiều phương diện, mà chủ yếu đến từ chương trình đào tạo thiếu định hướng khi chưa đúng trọng tâm mà doanh nghiệp tìm kiếm, hay lớp sinh viên ra trường đang thiếu những kỹ năng cần thiết cùng trình độ sử dụng tiếng Anh chưa thành thạo.
Nhân viên làm việc trong một công ty công nghệ nước ngoài tại Việt Nam. Ảnh: H.Đ |
Trong thời gian tới có lẽ các trung tâm cơ sở đào tạo CNTT cần chú trọng nhiều hơn về chất lượng hơn là số lượng. Hiện tại, chính phủ cũng đã có kế hoạch đầu tư thêm cho 20 trường lớp hiện đang giảng dạy CNTT tại Việt Nam. Từ đó, chính phủ sẽ cùng phối hợp với doanh nghiệp để mở ra thêm các khóa đào tạo ngắn hạn để các bạn trẻ có thể tiệm cận với những nhu cầu thực tế và bắt kịp các công nghệ mới.
Thực tế cho thấy, nhiều công ty hiện nay đã có chương trình tập sự là cơ hội tốt nhất cho sinh viên rèn luyện. Việc đi làm thêm cũng giúp cho họ rất nhiều trong việc tích lũy kinh nghiệm, quy trình và các phương thức giải quyết vấn đề trong công việc tương lai. Bên cạnh đó, ngoại ngữ cũng như những kỹ năng tương tác xã hội cũng cần được chú trọng đào tạo hơn là chỉ tập trung vào kỹ năng và kiến thức.
Mặt khác, ở thời đại tuyển dụng đa thế hệ, các doanh nghiệp cũng gặp thách thức trong việc giữ người cũng như tuyển dụng nhân sự mới, một phần cũng do văn hóa làm việc của thế hệ mới đã thay đổi. Doanh nghiệp nên chú trọng nhiều hơn về việc tạo sự cân bằng trong công việc và cuộc sống, cũng như cải thiện môi trường công ty năng động hơn, giúp các ứng viên có thể dễ dàng hòa nhập, và cùng đóng góp ý tưởng, phát triển sản phẩm của công ty.
Hiện tại cũng có rất nhiều doanh nghiệp lớn đang áp dụng mô hình khởi nghiệp ngay trong chính công ty của mình nhằm giúp nhân viên có động lực cống hiến hơn trong công việc.
Tuy nhân lực IT Việt Nam ngày càng được đánh giá cao nhờ khả năng tự học, tìm tòi và hòa nhập với doanh nghiệp nước ngoài, để mà nói công nghệ trong nước có thể sánh ngang với quốc gia trong khu vực thì chưa đủ khi bài toán nhân lực chưa được khai thác đủ tầm và lực để đảm bảo về số lượng và chất lượng. Ông Nguyễn Hữu Bình, chia sẻ thêm:
“Xét cho cùng, nếu muốn vươn lên để đạt được sự tiến bộ như các quốc gia tiên tiến khác, Việt Nam cần phải bứt tốc về mặt năng suất lao động. Cuộc đối đầu giữa các mô hình phát triển trên thế giới cuối cùng cũng nằm ở chỗ mô hình nào tạo ra năng suất lao động cao hơn", ông Nguyễn Hữu Bình, CEO Topdev, cho biết.