Khi anh Hu Fengkai từ Trung Quốc đến Geylang-Singapore vào năm 2013, khu vực này hoàn toàn giống như những gì anh tưởng tượng với một cộng đồng nói tiếng Trung Quốc, giá cả thì rẻ.

Tại Geylang, tiền thuê nhà cùng các chi phí sinh hoạt khá rẻ so với những khu vực còn lại của Singapore đã thu hút một lượng lớn lao động Trung Quốc nhập cảnh đến đây ở. Tất nhiên, chúng cũng thu hút một lượng lớn các cô gái "buôn phấn bán hương" không chỉ từ Trung Quốc mà từ nhiều nơi ở Đông Nam Á.

Dần dà, Geylang trở thành thủ phủ đèn đỏ phố người Hoa của Singapore. Tuy nhiên sau 20 năm vận hành, nơi dây đã dần mất đi hào quang vốn có của mình.

Chính phủ Singapore đang thực hiện chính sách thắt chặt nhập cư kể từ năm 2013 và các hoạt động mại dâm đang bị truy quét rất gắt gao. Hơn nữa sự phát triển của công nghệ khiến "gái bán hoa" không cần những khu vực cụ thể để chờ khách nữa, họ có thể giao dịch trực tuyến và chỉ cần gặp nhau tại nhà nghỉ. Hệ quả là Geylang dần mất đi sự đông đúc của mình.

"Trong 2 năm qua, khu vực này đã thay đổi rất nhiều vì mọi người chuyển đi. Chẳng sớm thì muộn thì cũng chẳng còn ai ở lại đây và tôi chắc cũng phải chuyển đi", anh Hu nói.

Ngành công nghiệp sung sướng thời 4.0: Xài app tìm bạn và đặt khách sạn là đủ, phố đèn đỏ Singapore đóng cửa vì ế khách - Ảnh 1.

Sự khởi đầu của trung tâm phố đèn đỏ

Ngay khi Singapore thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997, một làn sóng nhập cư mạnh từ Trung Quốc bắt đầu tràn sang nơi đây nhằm tìm kiếm cơ hội việc làm. Nhất là khi thị trường bất động sản, xây dựng nơi đây bùng nổ.

Rất nhiều lao động Trung Quốc sang Singapore vì mức lương cao, lại được tự do bay về Trung Quốc. Nhằm tìm kiếm một khu vực có tiền thuê nhà cũng như chi phí sinh hoạt thấp tại một quốc gia đắt đỏ, Geylang trở thành địa điểm lý tưởng cho những người công nhân.

Theo một tài xế taxi giấu tên đã ngoài 60 tuổi, khu vực Geylang vốn có nhiều tòa nhà cũ xuống cấp và chẳng có người bản địa nào muốn ở khi xung quanh đó toàn nhà thổ, phòng tắm hơi hay những kẻ du đãng. Bởi vậy khi những lao động Trung Quốc nhập cư nghèo muốn đến thuê, chủ các chung cư này đều vui vẻ chào đón họ.

Không riêng gì Trung Quốc, những lao động Bangladesh hay Ấn Độ cũng đổ về đây do giá nhà và chi phí sinh hoạt rẻ. Tuy nhiên thành phần lao động Trung Quốc chiếm khá đông và có cầu khắc có cung. Hàng tối, những cô gái Trung Quốc trong bộ đồ ngắn cũn cỡn đứng dọc khu Geylang để chờ khách.

Với giá phòng chỉ bằng một nửa so với những khu vực khác, Geylang dễ dàng trở thành phố đèn đỏ tại Singapore.

Kể từ năm 2000, Singapore chứng kiến một làn sóng đổ bộ mới từ Trung Quốc khi lượng lao động nhập cư từ đây tăng đột biến. Với thủ tục nhập cảnh đơn giản, người Trung Quốc đổ vào Geylang ngày càng đông. Theo một số người dân bản địa, vào thời kỳ hoàng kim, Geylang có đến gần 100 phụ nữ đứng dọc các tuyến phố hàng đêm.

Một nguyên nhân chủ yếu nữa khiến lượng người Trung Quốc đổ về đây lớn là do tương đồng về văn hóa, ngôn ngữ, ẩm thực… Khoảng 74,1% người Singapore có gốc Trung Quốc và việc lao động Trung Quốc ưa thích làm việc tại đây là điều dễ hiểu.

Kể từ đây Geylang trở thành phố người Hoa thực thụ khi hàng loạt hàng quán ăn, tiệm cà phê, quán Internet tiếng Trung mọc lên như nấm.

Ngành công nghiệp sung sướng thời 4.0: Xài app tìm bạn và đặt khách sạn là đủ, phố đèn đỏ Singapore đóng cửa vì ế khách - Ảnh 2.

Những rắc rối nảy sinh

Khi Geylang trở thành trung tâm của lao động nhập cư Trung Quốc, hàng loạt rắc rối bắt đầu nảy sinh. Rất nhiều người bản địa viết đơn khiếu nại về những hỗn loạn mà khu vực này gây ra khi lao động nước ngoài tràn vào làm thay đổi cuộc sống của họ.

Trước sự bùng nổ của lượng lớn người Hoa, hàng loạt mặt hàng nhập lậu từ Trung Quốc được tuồn vào đây nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân. Mức án phạt quá nhẹ khiến những kẻ buôn lậu không hề sợ hãi.

Thậm chí, khi Singapore phát triển ngành casino, Geylang cũng trở thành một địa điểm phải đến của nước này. Ngoài hàng loạt phố đèn đỏ, những chiếu bạc bất hợp pháp cũng được tổ chức dưới sự bảo kê của các băng đảng xã hội.

Cảnh sát thời kỳ này dường như bất lực khi các chiếu bạc được phục hồi ngay sau các đợt thanh tra mà chẳng hề sợ hãi. Sự tương đồng về ngôn ngữ, sắc tộc khiến các nhà chức trách Singapore không có mấy quyền uy trước lao động nhập cư Trung Quốc.

Thậm chí, nhiều du khách Trung Quốc khi đến Singapore chỉ muốn thuê phòng tại Geylang vì giá rẻ, gần khu đèn đỏ, chi phí ăn uống đi lại thấp, có nhiều sới bạc.

Sự phức tạp của khu vực này đã bị người dân bản địa khiếu nại nhưng chúng chẳng có tác dụng gì mấy.

Lụi tàn

Mọi chuyện bắt đầu thay đổi từ năm 2013, khi một công nhân nhập cư Ấn Độ chết vì tai nạn giao thông và một cuộc bạo loạn đã diễn ra. Sự kiện này đã làm bàng hoàng cả Singapore về mức độ bạo lực của nó. Ngay lập tức, cảnh sát Singapore được chỉ thị dẹp yên tình hình tận gốc và Geylang nằm trong tầm ngắm.

Được đánh giá là khu vực không trật tự và là nguồn cơn của mọi rắc rối, chính phủ cấm Geylang buôn bán rượu vào ban đêm và cuối tuần. Cảnh sát đi tuần thường xuyên hơn và làm chặt hơn các vụ bắt giữ đánh bạc trái phép. Những chiếc camera được lắp đặt quanh khu vực, giới hạn không gian hoạt động của "gái bán hoa" cũng như những hoạt động phi pháp khác.

Tuy nhiên theo nhiều chuyên gia, nguồn gốc sâu xa của sự suy tàn tại Geylang là do Singapore dần thắt chặt dòng người nhập cư từ Trung Quốc do người bản địa ngày càng bất bình. Điều này đã hạn chế rất lớn nhu cầu chơi gái, đánh bạc ở Geylang.

Trong 2 năm qua, hàng loạt hàng quán tại Geylang đã phải đóng cửa do ít khách. Giờ đây khu vực này đã không còn cảnh đông vui nhộn nhịp như trước.

Ngành công nghiệp sung sướng thời 4.0: Xài app tìm bạn và đặt khách sạn là đủ, phố đèn đỏ Singapore đóng cửa vì ế khách - Ảnh 3.

Thêm vào đó, việc "gái bán hoa" Trung Quốc giờ đây liên hệ với khách hàng trực tiếp qua Internet, các ứng dụng điện thoại, website cũng khiến Geylang mất đi vai trò vốn có của nó. Những "cô gái bán hoa" giờ đây có thể trốn trong những khu nhà giá rẻ khắp Singapore, trở về Trung Quốc khi visa hết hạn và lại quay lại mà chẳng hề hấn gì. Tất cả những gì họ cần là một ứng dụng hay website để liên hệ với khách hàng.

"Geylang hiện đang ngày càng im ắng và việc kinh doanh ở đây thì đi xuống. Không rượu không gái nên chẳng có lý do gì để mọi người đến Geylang nữa. Những người Trung Quốc đang dần bỏ đi. Trong vài năm tới có lẽ Geylang sẽ không còn là ‘khu phố Tàu’ nữa", một cư dân lâu năm giấu tên cho biết.

 

Theo Nhịp Sống Kinh Tế