Đêm 7/5/1999, máy bay ném bom B-2 của không quân Mỹ đã thả 5 quả bom được dẫn đường bằng vệ tinh vào sứ quán Trung Quốc tại Belgrade, thủ đô của Nam Tư.

Vụ đánh bom khiến 3 người Trung Quốc thiệt mạng, 20 người khác bị thương trong đó có 5 người bị thương nặng. Nhà cửa trong tòa đại sứ bị hư hại, theo báo National Interest.

Vụ tấn công diễn ra trong bối cảnh NATO, đứng đầu là Mỹ, đang tiến hành cuộc chiến trên không ở Nam Tư. Khi đó, liên minh quân sự này đã tấn công hàng trăm mục tiêu ở Serbia và Kosovo. Đa phần các mục tiêu đều không gây tranh cãi, ngoại trừ vụ thả bom vào đại sứ quán Trung Quốc ở Belgrade.

{keywords}
 

Sự kiện trên khiến quan hệ Trung Quốc và NATO bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Do đại sứ quán được coi là lãnh thổ quốc gia, nên vụ đánh bom tòa đại sứ nếu bị coi là cố ý thì đó rõ ràng là một hành động chiến tranh.

Ngày 10/5/1999, Tổng thống Mỹ Bill Cliton có lời xin lỗi công khai hiếm hoi với Trung Quốc. Ông "chia buồn sâu sắc" với Trung Quốc và cho hay, vụ tấn công là nhầm lẫn. Tuy nhiên, lời xin lỗi công khai không được chuyển trực tiếp tới lãnh đạo cấp cao nhất ở Bắc Kinh.

Tới 14/5, lãnh đạo Nhà Trắng lại gọi điện trực tiếp cho Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân để giải thích về vụ tấn công cùng lời khẳng định sẽ cho điều tra chính thức.

Về phần mình, NATO cũng khẳng định, vụ đánh bom là do lỗi con người. Những quả bom được thả xuống đại sứ quán Trung Quốc thay vì một nhà kho chứa đạn của Nam Tư vì NATO dùng một bản đồ lỗi thời. Trong khi đó, Trung Quốc cho rằng vụ đánh bom là hành động man rợ, cố ý và vi phạm chủ quyền quốc gia.

{keywords}
 

Dù được khẳng định vụ tấn công chỉ là sơ suất, nhưng làn sóng biểu tình chống Mỹ vẫn lan khắp Trung Quốc. Đại sứ quán và lãnh sự quán Mỹ tại Bắc Kinh cũng như nhiều thành phố lớn khác ở Trung Quốc trở thành tâm điểm của các cuộc biểu tình phản đối.

Hàng chục nghìn người Trung Quốc biểu tình ở Bắc Kinh, tòa nhà ngoại giao Mỹ tại thủ đô của Trung Quốc bị phá hoại.

Trên toàn Trung Quốc, dư luận và báo chí đều cho rằng việc phá hủy đại sứ quán nước này ở Belgrade là cố ý. Các rạp chiếu phim cấm phim Mỹ và đài phát thanh từ chối phát nhạc Mỹ để phản đối.

Căng thẳng cao độ giữa Mỹ và Trung Quốc kéo dài tới 4 tháng và các cuộc hội đàm giữa hai nước chỉ được nối lại khi Trung Quốc muốn gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Tháng 8/1999, chính phủ Mỹ "tự nguyện chi trả nhân đạo" 4,5 triệu USD cho gia đình 3 công dân Trung Quốc thiệt mạng và 27 người bị thương trong vụ đánh bom.

Ngày 16/12/1999, chính phủ hai nước đi tới một thỏa thuận, Mỹ đồng ý bồi thường 28 triệu USD cho những tổn thất mà vụ đánh bom gây ra với tòa đại sứ Trung Quốc, còn Bắc Kinh bồi thường 2,87 triệu USD cho những tổn hại mà đại sứ quán và các văn phòng ngoại giao Mỹ ở nước này hứng chịu.

Hoài Linh

Ngày này năm xưa: Vụ tàn sát sinh viên Mỹ chống chiến tranh Việt Nam

Ngày này năm xưa: Vụ tàn sát sinh viên Mỹ chống chiến tranh Việt Nam

Ngày 4/5/1970, lực lượng Vệ binh quốc gia Ohio, Mỹ nổ súng vào đoàn biểu tình phản đối chiến tranh Việt Nam, làm 4 sinh viên Đại học Kent thiệt mạng, 9 người khác bị thương.

Ngày này năm xưa: Liên Xô bắn hạ máy bay do thám, vạch trần Mỹ nói dối

Ngày này năm xưa: Liên Xô bắn hạ máy bay do thám, vạch trần Mỹ nói dối

Một cuộc khủng hoảng ngoại giao quốc tế đã bùng phát khi Liên Xô bắn hạ một máy bay do thám U-2 của Mỹ trên không phận nước này và bắt giữ phi công Powers.

Nhìn lại vụ mặt đất dậy sóng bí ẩn, hơn 100 người chết

Nhìn lại vụ mặt đất dậy sóng bí ẩn, hơn 100 người chết

Ngày 28/4/1995, khoảng 7h30 sáng, một tiếng nổ lớn làm rung chuyển mặt đất, lửa phụt lên từ dưới đất cao tới 45m.

Ngày này năm xưa: Chiến dịch cứu con tin thảm bại của Mỹ

Ngày này năm xưa: Chiến dịch cứu con tin thảm bại của Mỹ

Ngày 24/4/1980, chiến dịch quân sự giải cứu 52 con tin Mỹ tại Tehran, Iran kết thúc trong thảm họa. Không con tin nào được cứu và có thêm 8 quân nhân thiệt mạng.