Ngày 16/6/1963, cựu công nhân dệt Liên Xô Valentina Tereshkova trở thành người phụ nữ đầu tiên, phi hành gia dân sự đầu tiên, đi vào vũ trụ.

Tereshkova bắt đầu chuyến đi lịch sử từ sân bay vũ trụ Baikonour ở Kazakhstan. Cùng với tàu vũ trụ Vostok 6, Tereshkova đã thực hiện hành trình kéo dài 3 ngày và ở trong không gian lâu hơn tất cả các phi hành gia Mỹ cộng lại tại thời điểm đó.

Từ thợ dệt đến phi hành gia

Valentina Vladimirovna Tereshkova chào đời năm 1937, trong một gia đình nông dân ở Maslennikovo, ngôi làng gần sông Volga, cách Moscow 277km về phía đông bắc. Năm 18 tuổi, Tereshkova bắt đầu làm việc tại một nhà máy dệt và đến năm 22 tuổi, cô thực hiện cú nhảy dù đầu tiên với sự ủng hộ của một câu lạc bộ hàng không địa phương.

Sau khi Yuri Gagarin trở thành người đàn ông đầu tiên đi vào vũ trụ năm 1961, Tereshkova xung phong tham gia chương trình vũ trụ của Liên Xô. Dù không có kinh nghiệm như một phi công, nhưng Tereshkova vẫn được nhận vì từng thực hiện 126 cú nhảy dù. Vào thời điểm đó, các phi hành gia phải nhảy dù khỏi tàu con thoi trước khi nó đâm xuống đất trong hành trình quay lại trái đất.

{keywords}
Tereshkova cùng 4 phụ nữ khác trải qua khóa huấn luyện kéo dài 18 tháng

Tháng 2/1962, Tereshkova cùng 4 phụ nữ khác trải qua khóa huấn luyện kéo dài 18 tháng, gồm cả các bài kiểm tra quyết định đánh giá việc cô sẽ phản ứng thế nào trong một thời gian cô độc dài, trong tình trạng phi trọng lực. Trong số 5 phụ nữ, chỉ có một mình Tereshkova đạt tiêu chuẩn.

Năm 1963, Tereshkova được chọn làm phi công của tàu con thoi Vostok 6. Đó là sứ mệnh kép của chương trình Vostok, liên quan tới tàu vũ trụ Vostok 5 và Vostok 6.

{keywords}
 

Phi hành gia Valeriy Bykovsky cùng tàu Vostok 5 khởi hành ngày 14/6/1963. Hai ngày sau, Tereshkova khởi hành. Hai tàu đi theo quỹ đạo khác nhau nhưng có một thời điểm ở gần nhau khoảng 5km. Hai nhà du hành vũ trụ đã trao đổi thông tin với nhau.

Tàu con thoi của Tereshkova được điều khiển tự động hoàn toàn. Nữ phi hành gia đã có mặt 70h trong vũ trụ và bay vòng quanh trái đất 48 vòng.

{keywords}
 

Một máy quay gắn trong buồng lái đã truyền hình ảnh Tereshkova về Liên Xô và cô đã có cuộc trò chuyện qua sóng radio với nhà lãnh đạo Nikita Khruschev.

Chuyến đi của Tereshkova là sáng kiến của kỹ sư trưởng về tên lửa của Liên Xô Sergey Korolyov. Ông tin rằng việc thu thập thông tin về những tác động của các chuyến bay vào vũ trụ với cơ thể phụ nữ là rất hữu ích.

Thảm kịch suýt xảy ra

Người dân Liên Xô và châu Âu có thể thấy khuôn mặt tươi cười và nhật ký phi hành của Tereshkova bay trước mặt cô qua truyền hình. Tuy nhiên, ít người biết, chuyến bay suýt trở thành một thảm kịch và việc này chỉ được giải mật sau 40 năm.

{keywords}
 

Một lỗi nhỏ trong phần mềm điều khiển tự động của tàu vũ trụ đã khiến tàu Vostok 6 rời xa trái đất, theo RT. Tereshkova nhận ra điều đó và và các nhà khoa học Liên Xô đã mau chóng phát triển một thuật toán hạ cánh mới.

Tereshkova hạ cánh an toàn nhưng bị thâm tím mặt. Cô hạ cánh xuống vùng Altay, gần khu vực mà ngày nay là biên giới Kazakhstan-Mông Cổ-Trung Quốc và cách nơi cất cánh hàng trăm kilomet.

Dân làng giúp nữ phi hành gia này thoát khỏi bộ đồ bay và mời cô ăn tối. Tereshkova nhận lời và sau đó bị khiển trách vì vi phạm quy định, không tham gia kiểm tra y tế trước.

Tuy nhiên, Tereshkova vẫn được trao danh hiệu Anh hùng Liên Xô, được nhận Huân chương Lênin và huy chương Ngôi sao vàng. Cô trở thành phát ngôn viên của Liên Xô và trong thời gian đảm nhiệm vai trò này, Tereshkova được nhận Huy chương vàng Hòa bình của Liên Hợp Quốc, theo Space.

Tereshkova không thực hiện thêm chuyến bay nào vào vũ trụ nữa. Sau này, bà trở thành người hướng dẫn bay và đã lấy bằng tiến sĩ về khoa học kỹ thuật. Tháng 3/1963, bà kết hôn với phi hành gia Andriyan Nikolayev.

Hoài Linh

Ngày này năm xưa: Ám ảnh thảm kịch đường thủy ở New York

Ngày này năm xưa: Ám ảnh thảm kịch đường thủy ở New York

Hơn 1.000 người thiệt mạng trong vụ tai nạn đường thủy thảm khốc nhất lịch sử Mỹ, dẫn đến việc xóa sổ cả một cộng đồng người Đức ở thành phố New York.

Ngày này năm xưa: Xuất thân đặc biệt của ông Trump

Ngày này năm xưa: Xuất thân đặc biệt của ông Trump

Từ những người Đức nghèo khổ di cư tới Mỹ, họ nhanh chóng thành công và trở thành tỷ phú nhờ làm việc chăm chỉ, tận dụng tốt mọi thủ thuật và cơ hội kinh doanh.

Phóng viên quốc tế kể chuyện 'vật vã' đưa tin Kim Jong Un

Phóng viên quốc tế kể chuyện 'vật vã' đưa tin Kim Jong Un

Các phóng viên bám sát nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un cho hay, việc đưa tin gặp nhiều trở ngại lớn. 

Ngày này năm xưa: Nhìn lại thượng đỉnh liên Triều đầu tiên

Ngày này năm xưa: Nhìn lại thượng đỉnh liên Triều đầu tiên

Ngày 13/6/2000, Hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần thứ nhất diễn ra tại thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên, 55 năm sau khi bán đảo Triều Tiên bị chia cắt.

Ngày này năm xưa: Tổng thống Mỹ thách thức lãnh đạo Liên Xô

Ngày này năm xưa: Tổng thống Mỹ thách thức lãnh đạo Liên Xô

Ngày 12/6/1987, Tổng thống Mỹ Ronald Reagan thách thức lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev "kéo đổ" bức tường phân chia Đông Đức với Tây Đức ở Berlin.