Ngày 27/9/1959, siêu bão Vera (hay bão Isewan theo cách gọi của người Nhật) tấn công đảo Honshu, Nhật Bản. Với sức gió hơn 257 km/h, trận bão đã phá hủy nhiều nhà cửa, làm hơn 5.000 người thiệt mạng.

Hình ảnh Hong Kong hoang tàn sau siêu bão Mangkhut

Thế giới 24h: Siêu bão Mangkhut tàn phá nam Trung Quốc

Hình ảnh siêu bão Mangkhut tấn công Trung Quốc

Philippines thiệt hại nặng nề, Hong Kong gồng mình đón siêu bão Mangkhut

Theo National Geographic, đa phần thiệt hại do bão Vera xuất phát từ gió mạnh, mưa lớn và những đợt sóng cao ngất. Siêu bão Vera được đánh giá là trận bão hủy diệt, chết chóc nhất trong lịch sử Nhật, với những khu vực quanh Nagoya bị tàn phá nặng nhất.

Vào thời điểm đó, hãng tin AP viết: "Nhiều khu vực mùa màng bị phá hủy, các bức tường chắn sóng bị đánh thủng, nước sông tràn bờ do mưa xối xả, nhiều nhà cửa bị sập và giao thông liên lạc bị hủy hoại nghiêm trọng".

Do sự tàn phá nặng nề của siêu bão Vera, sau đó hệ thống quản lý thảm họa và cứu tế của Nhật đã được cải tổ mạnh mẽ. Nhật còn thiết lập một hệ thống radar tầm xa trên núi Fuji để phát hiện bão sớm trước khi nó đổ bộ. Ngoài ra, những tác động của bão Vera còn được lấy làm chuẩn cho những trận bão sẽ tấn công Nhật trong tương lai.

{keywords}
 

Bão Vera hình thành và được phát hiện hôm 20/9/1959 và chỉ trong một ngày, nó đã mạnh lên rất nhanh. Vào giai đoạn đỉnh điểm, sức gió của Vera là 324 km/h, lúc nó đổ bộ vào Honshu, bão đã suy yếu nhiều nhưng sức gió vẫn ở mức 257 km/h.

Bão gây ra những đợt sóng lớn, cao tới 4m ở Vịnh Ise, nhiều nhà cửa ở ven biển bị phá hủy. Mưa xối xả trước và sau khi bão tới gây ra ngập lụt và lở đất. Thiệt hại do bão gây ra ước tính lên tới 600 triệu USD.

{keywords}
 

Dù trận bão được theo dõi thường xuyên và dự đoán đầy đủ, chính xác nhưng những tác động do siêu bão Vera gây ra vẫn thảm khốc và kéo dài.

Ngoài cường độ của bão, những tổn thất nặng nề mà Nhật phải gánh chịu một phần là do sự thiếu nhạy bén, gấp rút của giới truyền thông nước này. Bên cạnh đó, nhiều người dân Nhật chưa chuẩn bị kỹ trước khi bão tới nên việc sơ tán và quá trình giảm nhẹ thảm họa tiến hành chưa tốt.

{keywords}
 

Ngoài 5.000 người thiệt mạng, siêu bão Vera cũng làm hàng trăm người mất tích, khoảng 1,6 triệu người mất nhà. Thêm vào đó, có 834.000 ngôi nhà bị phá hủy, gần 210.000ha đất nông nghiệp bị hủy hoại.

Thiệt hại do siêu bão Vera gây ra vượt quá cả mức độ tàn phá do bão Muroto gây ra năm 1934. Siêu bão Vera là thảm họa thiên nhiên chết chóc lớn thứ 3 ở Nhật trong thế kỷ 20, chỉ đứng sau trận động đất Hansin năm 1995 và động đất Kanto năm 1923.

{keywords}
Tường chắn sóng vỡ vụn thành từng mảnh sau siêu bão Vera

Ngay sau khi bão chấm dứt, Chính phủ Nhật thiết lập trụ sở xử lý thảm họa ở Tokyo và phân bổ nguồn lực để hỗ trợ các khu vực bị ảnh hưởng. Chính phủ cũng thiết lập Ban giảm nhẹ thảm họa trung Nhật ở Nagoya.

Ngoài ra, do những thiệt hại nặng nề mà siêu bão Vera gây ra, Quốc hội Nhật đã buộc phải đưa ra ngân sách quốc gia bổ sung để trang trải thiệt hại. Bắt đầu từ 29/9, Lực lượng Phòng vệ Nhật tham gia các nỗ lực giảm nhẹ thiên tai. Tướng Mỹ Robert Whitney Burn cũng yêu cầu mọi quân nhân đóng tại Nhật tham gia hỗ trợ người dân sở tại.

Lê Nguyễn

Ngày này năm xưa: Án tử cho kẻ ám sát tổng thống Mỹ

Ngày này năm xưa: Án tử cho kẻ ám sát tổng thống Mỹ

Ngày 26/9/1901, tòa án liên bang ở Buffalo, New York, Mỹ đã tuyên án tử hình đối với Leon Czolgosz, một kẻ vô chính phủ đã ra tay ám sát Tổng thống William McKinley.

Ngày này năm xưa: Thảm kịch máy bay đâm nhau trên bầu trời Mỹ

Ngày này năm xưa: Thảm kịch máy bay đâm nhau trên bầu trời Mỹ

Ngày 25/9/1978, một chiếc Boeing 727 của hãng hàng không Pacific Southwest đã va chạm với một máy bay Cessna trên bầu trời San Diego, Mỹ khiến 153 người thiệt mạng.

Ngày này năm xưa: Bi kịch bà hoàng xinh đẹp lấy vua điên nước Pháp

Ngày này năm xưa: Bi kịch bà hoàng xinh đẹp lấy vua điên nước Pháp

Cuộc đời Hoàng hậu Pháp Isabeau gắn liền với các âm mưu tranh đoạt quyền lực, cuộc xâm lược của Anh cùng đồn đại về chuyện ngoại tình chị dâu - em chồng.

Ngày này năm xưa: Bị Liên Xô hạ thế độc quyền, Mỹ 'hốt hoảng'

Ngày này năm xưa: Bị Liên Xô hạ thế độc quyền, Mỹ 'hốt hoảng'

Ngày 23/9/1949, trong một tuyên bố bất ngờ, với những câu chữ được chọn lựa kỹ lưỡng, Tổng thống Mỹ Harry S.Truman thông báo cho dân chúng về việc Liên Xô đã bí mật thử nghiệm một vũ khí hạt nhân vài tuần trước đó.