Tách khỏi ByteDance đồng nghĩa với việc bán công ty này cho chủ sở hữu mới hoặc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Đây được coi là phương án cuối cùng và sẽ chỉ được thực hiện nếu đề xuất hiện tại của TikTok với các quan chức an ninh Mỹ thất bại.

CFIUS, cơ quan an ninh quốc gia quyền lực tại Mỹ, đã khuyến nghị ByteDance thoái vốn khỏi TikTok vào năm 2020 do lo ngại bảo mật dữ liệu.

Ứng dụng phổ biến này đang bị Ủy ban Đầu tư nước ngoài tại Mỹ (CFIUS) đánh giá về tác động an ninh quốc gia. Năm ngoái, TikTok đã đồng ý thực hiện một số biện pháp trong kế hoạch “Dự án Texas” nhằm xoa dịu các nhà lập pháp.

Tuy nhiên, đến nay quá trình đàm phán với CFIUS của TikTok đang đình trệ, khiến công ty này không chắc liệu các biện pháp đã thực hiện có đủ để tiếp tục hoạt động tại Mỹ hay không. Các thành viên của CFIUS từ Bộ Tư pháp không sẵn sàng chấp nhận đề xuất của TikTok.

Hiện ứng dụng chia sẻ video ngắn được sử dụng bởi hơn 100 triệu người dùng Mỹ, ngày càng bị chỉ trích dữ dội vì lo ngại dữ liệu người dùng có thể rơi vào tay chính phủ nước ngoài, làm suy yếu lợi ích an ninh của phương Tây. Shou Zi Chew, CEO TikTok dự kiến sẽ xuất hiện trước Quốc hội Mỹ vào tuần tới.

TikTok và CFIUS đàm phán hơn 2 năm về các yêu cầu bảo đảm an ninh dữ liệu. Công ty nguồn gốc Trung Quốc cho biết đã bỏ ra hơn 1,5 tỷ USD cho các nỗ lực siết chặt bảo vệ dữ liệu, đồng thời bác bỏ cáo buộc gián điệp.

Theo Reuters

Mỹ xem xét dự luật cấm hoàn toàn TikTok trong tuần này

Mỹ xem xét dự luật cấm hoàn toàn TikTok trong tuần này

Trong tuần này, 2 nghị sỹ Mỹ dự kiến sẽ trình dự luật mở đường cho chính phủ cấm hoàn toàn các sản phẩm công nghệ nước ngoài, chẳng hạn như TikTok, nền tảng chia sẻ video ngắn thuộc sở hữu của công ty Trung Quốc.