Thạc sỹ - Nhà giáo ưu tú Trần Đức Thìn – nguyên phó hiệu trưởng Đại học Luật Hà Nội hoài nghi Trịnh Thanh Hồng và thậm chí bố đẻ của Lê Văn Luyện có thể là đồng phạm của tên sát nhân máu lạnh này.
TIN BÀI KHÁC
Khó đưa Luyện về dựng lại hiện trường
Hà Nội: Nhận quả đắng ở phòng khám ‘chuyên gia TQ'
Rộ tin đồn ăn gạo giống mới gây vô sinh
Đà Nẵng: Sạt lở nghiêm trọng đè nát nhà dân
Mâu thuẫn việc Luyện có đồng phạm hay không?
Ngắm du thuyền, siêu xe của chúa đảo Tuần Châu
Vụ thảm sát tại tiệm vàng Ngọc Bích (phố Sàn, Lục Nam, Bắc Giang) cướp đi sinh mạng của 3 người và khiến một cháu bé 8 tuổi bị thương nặng đã gây phẫn nộ trong dư luận. Dư luận càng phẫn nộ bao nhiêu thì càng hoài nghi bấy nhiêu khi Lê Văn Luyện đã một mực khai rằng, hắn chính là hung thủ duy nhất trong vụ thảm sát tại tiệm vàng.
Thạc sỹ - Nhà giáo ưu tú Trần Đức Thìn – nguyên phó hiệu trưởng Đại học Luật Hà Nội – một chuyên gia hàng đầu về Luật hình sự Việt Nam, hoài nghi Trịnh Thanh Hồng (anh họ Luyện) và thậm chí bố đẻ của Lê Văn Luyện có thể là đồng phạm của tên sát nhân máu lạnh này - báo bưu điện Việt Nam thông tin.
Theo ông Thìn, những suy đoán của ông mang tính chủ quan nhưng không phải là không có căn cứ:
Thứ nhất, không nên quan niệm, đồng phạm là phải cùng Luyện đột nhập vào nhà anh Ngọc. Luyện sẽ vững tin hơn rất nhiều nếu bên ngoài có người cảnh giới. Cơ quan điều tra phải xác định được là khi Luyện gọi điện, chính xác là sau bao nhiêu phút thì Hồng có mặt? Hồng có mặt ngay hay một lúc sau mới có mặt? Nội dung trao đổi của cuộc điện thoại giữa họ là gì?
Thứ hai, Luyện đột nhập vào nhà anh Ngọc lúc 2h sáng nhưng đến 5h30 mới hành động, trong thời gian ấy Luyện làm gì? Kẻ tội phạm thường có tâm lý hành động nhanh để tẩu thoát. Nếu để ăn trộm vàng hay cướp của giết người thì khoảng thời gian 2h sáng sẽ thuận lợi và “êm dịu”, khó bị nhận diện hơn là 5h30.
Thứ ba, một thanh niên nông thôn chưa tới 18 tuổi, trình độ học vấn thấp như vậy mà khi gây án hắn tỏ ra rất chuyên nghiệp nhưng khi trốn chạy hắn lại rất khù khờ. Một tên tội phạm đã biết tắt cầu dao điện để cắt camera chứng tỏ hắn chuẩn bị rất chắc chắn và ít khi mắc sai lầm. Nhưng khi chạy trốn hắn lại mắc sai lầm rất sơ đẳng là về xã mình để băng bó vết thương. Như thế thì sớm muộn gì cũng bị bắt. Vì sao Luyện lại tỏ ra vừa rất chuyên nghiệp, vừa rất nghiệp dư như vậy? Phải chăng có ai đứng đằng sau “giật dây”?
Đồng quan điểm với ông Thìn, Thạc sĩ luật học Phạm Thanh Bình với gần 20 năm kinh nghiệm làm việc tại tòa hình sự TAND Tối cao nhận định trên báo Vnexpress rằng có rất nhiều mâu thuẫn trong lời khai của Luyện. Ông đánh giá nếu việc giết hại gia đình chủ tiệm vàng Ngọc Bích diễn ra đúng như lời khai của Lê Văn Luyện thì việc hắn nhận là thủ phạm duy nhất "hoàn toàn không có cơ sở".
Ông Bình phân tích, vào mùa hè lúc 5h30 trời đã sáng nên nhiều gia đình hàng xóm có thể đã thức dậy. Hơn nữa ở vùng quê vào ban sáng thường yên tĩnh, khu vực xảy ra vụ án nhà cửa san sát, theo tâm lý bình thường khi anh Ngọc bị Luyện đâm chắc chắn "phải có sự giằng co, chống trả". Người vợ cũng không thể không tri hô.
Với tâm lý tội phạm thông thường, sau khi gây án hung thủ phải đi một nơi xa để băng bó vết thương ở ngón tay, vì biết chỉ một vết máu lạ, cảnh sát cũng có thể truy tìm ra. Tuy nhiên, Luyện không làm như vậy. Anh ta khai đã đi bộ ra ngoài đường, đứng chờ người thân đến đón đưa đến trạm xá gần nhà băng bó vết thương và lại khai đầy đủ tên thật trong sổ theo dõi- Luật sư bình phân tích.
Thêm vào đó, theo ông Bình tâm lý thông thường của kẻ trộm ít khi dùng vũ lực với chủ nhà mà chỉ ra tay khi hành tung bị phát hiện, ngăn chặn. "Đằng này anh ta chờ giết người, sau đó mới thực hiện việc cướp của. Nếu như diễn biến sự việc theo đúng lời khai thì không phù hợp với diễn biến tâm lý của kẻ ăn trộm".
Dựng lại hiện trường để xác định chính xác lời khai của Luyện (Ảnh: giáo dục Việt Nam) |
Trong một diễn biến khác, ngày 8/9 trên hầu hết các báo mạng lại đăng tải hai luồng ý kiến trái ngược từ phía cơ quan chức năng đã khiến dư luận đang hoài nghi về việc Luyện có đồng phạm hay không lại càng tăng lên gấp bội.
Trên báo Giáo dục Việt Nam chiều ngày 8/9, Thượng tá Đào Văn Biên, Phó trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH, Công an tỉnh Bắc Giang cho biết, cho tới thời điểm hiện tại, Cơ quan điều tra đã có đầy đủ căn cứ, bằng chứng khoa học để khẳng định Lê Văn Luyện là hung thủ duy nhất trong vụ án giết người cướp của tại tiệm vàng Ngọc Bích.
Nhưng cùng ngày, trả lời VnMedia, đại tá Nguyễn Văn Dư, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang lại cho biết, đến thời điểm này cơ quan điều tra vẫn chưa thể khẳng định Lê Văn Luyện gây án một mình trong vụ thảm sát tiệm vàng. “Mặc dù từ các tài liệu thu thập được liên quan đến vụ thảm sát tiệm vàng cho thấy phần nhiều hung thủ Luyện gây án một mình, nhưng không thể khẳng định chắc chắn là đối tượng hành động một mình được”, đại tá Dư nhấn mạnh.
Nhà giáo ưu tú Trần Đức Thìn cho rằng, đây là vụ án nghiêm trọng nên thời gian phá án cho phép được kéo dài, cơ quan điều tra đừng vì thành tích mà kết thúc điều tra sớm mà cần làm rõ những nghi án xung quanh - Giáo dục Việt Nam dẫn lời.
Diễn biến trong vụ thảm sát tiệm vàng Ngọc Bích Khoảng 9h sáng ngày 24/8, vợ chồng chủ tiệm vàng Ngọc Bích (phố Sàn, Lục Nam, Bắc Giang) cùng bé gái 18 tháng tuổi được phát hiện nằm chết trong nhà với nhiều vết chém. Con gái lớn 8 tuổi bị chém đứt lìa bàn tay, được người khẩn trương đưa đi cấp cứu. Hiện trường vụ án, tại tầng 1, tủ trưng bày vàng của tiệm bị gỡ mặt kính, số vàng ta trong tủ đã biến mất. Cùng thời điểm
này, Lê Văn Luyện (18 tuổi, người sống cách tiệm Ngọc Bích 4 km)
được anh họ là Trương Thanh Hồng đưa đến trạm xá mà hắn thường trú
(xã Thanh Lâm, Lục Nam, Bắc Giang) băng bó vết thương ở tay. Chiều 31/8, sau 6 ngày lẩn trốn và chỉ sau một ngày cơ quan điều tra phát lệnh truy nã đặc biệt, Lê Văn Luyện đã bị bắt tại Lạng Sơn. Hắn thừa nhận là hung thủ gây ra vụ thảm sát. Ngày 7/9, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang đã chính thức phê chuẩn quyết định khởi tố thêm 5 bị can trong vụ thảm sát: Lê Văn Miên (bố đẻ của Luyện); Trương Thanh Hồng (anh họ của Luyện); Lê Thị Định (cô của Luyện), Trương Văn Hợp (Bố của Trương Thanh Hồng) và Dương Thị Lược (vợ Trương Văn Hợp). |
Mẫn Chi (tổng hợp)