Ths. Phí Thị Thu Hương (Học viện Tài chính) vừa chia sẻ thông tin về kết quả nghiên cứu đánh giá thực trạng doanh nghiệp FDI đầu tư vào ngành công nghiệp hỗ trợ dệt may Việt Nam.
Kết quả cho thấy, các quốc gia/vùng lãnh thổ đầu tư vốn FDI lớn vào Việt Nam cũng là những nước mà Việt Nam nhập khẩu các yếu tố đầu vào của ngành may lớn. Động thái đầu tư vào các lĩnh vực CNHT ngành May của Việt Nam từ những quốc gia này thực chất là một cách chuyển hướng đầu tư, nhằm đón đầu các quy định về đáp ứng tỷ lệ cung ứng nội khối mới được nhận ưu đãi đối với các sản phẩm may mặc xuất khẩu của Việt Nam khi tham gia vào các Hiệp định/khu vực thương mại tự do như CPTPP1 hay EVFTA2.
Nghịch lý xuất "thô", nhập "tinh" của dệt may Việt Nam |
Nguồn (Tổng cục Thống kê) |
Về xuất khẩu của các DN FDI trong các lĩnh vực CNHT ngành May, kết quả nghiên cứu cho thấy, giá trị xuất khẩu của các DN FDI hoạt động trong các lĩnh vực CNHT ngành May Việt Nam tập trung chủ yếu ở xuất khẩu bông, xơ, sợi, chiếm khoảng 60% giá trị xuất khẩu của các sản phẩm của CNHT ngành May.
Giá trị xuất khẩu vải chiếm khoảng 20%. Tuy nhiên, các sản phẩm xuất khẩu này đều ở dạng “thô”, sau đó Việt Nam lại nhập khẩu dạng “tinh” (vải đã nhuộm, hoàn thiện; phụ liệu may;…) đã được chế biến ở các nước khác về để phục vụ cho ngành May của mình. Điều này làm tăng chi phí, đồng thời giảm giá trị gia tăng của sản phẩm may mặc của Việt Nam.
Bất cập của việc nhập yếu tố đầu vào quan trọng cho ngành May càng trở nên bức xúc trong thời gian bùng nổ dịch Covid-19, khi phía cung cấp chủ yếu - các DN Trung Quốc - bị ngừng trệ hoạt động và ngừng trệ giao thương với Việt Nam. Các DN may Việt Nam, bao gồm cả các các DN có vốn FDI, lần lượt gặp khó khăn về nguồn cung đầu vào và thị trường tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là từ những tháng giữa năm 2020.