Gắn kết gia đình đa thế hệ

Trước đây, gia đình 3 thế hệ với 6 người của nhà bác Hòa (Long Biên - Hà Nội) ít khi có thời gian dành cho nhau. Hàng ngày, cứ theo guồng quay tất bật, đúng 7h sáng là vợ chồng, con cái ra khỏi nhà đi học, đi làm, đến 7h tối mới trở về. Cuối tuần có khi 4 người lại đi chơi, gặp gỡ bạn bè nên thường chỉ có ông bà ở nhà trông nom.

Tuy nhiên, trong thời gian giãn cách, nhịp sinh hoạt của gia đình đã thay đổi, bác Hòa cho biết: “Giãn cách xã hội hạn chế về nhiều mặt thật đấy nhưng đối với gia đình tôi lại là quãng thời gian ý nghĩa. Cả nhà cùng nhau quây quần ăn uống, trò chuyện, ông bà dạy cháu chăm cây cối…”.

{keywords}
 Không gian sinh hoạt chung tràn ngập ánh sáng trong gia đình bác Hòa

Dịch bệnh là điều không ai mong muốn, nhưng đối với những người cao tuổi vốn dễ cô đơn ngay chính trong căn nhà của mình thì những ngày giãn cách lại là khoảng thời gian họ cảm thấy được quan tâm, được chia sẻ nhiều hơn.

Sẻ chia nơi gia đình trẻ

Do tính chất công việc nên anh Đức Thắng (Cầu Giấy - Hà Nội) thường xuyên vắng nhà, hoặc thường đi sớm, về khuya nên những công việc nhà và chuyện chăm sóc con cái chủ yếu do vợ anh một mình xoay xở. Khi Hà Nội giãn cách xã hội, ở nhà để làm việc online anh mới thấy tiếc nuối vì nhiều lúc chỉ mải mê với công việc mà không dành nhiều thời gian cho vợ con. Anh chia sẻ: “Trước đây, đôi lúc tôi thậm chí còn không biết nhà mình vật dụng gì để đâu, đồ nào cũ hỏng cần thay, chuyện học hành của con cũng không được sát sao”.

{keywords}
 Góc sum vầy ấm cúng những ngày giãn cách của gia đình anh Thắng

Anh Thắng tâm sự: “Covid-19 khiến tôi giảm thu nhập nhưng lại tăng niềm vui. Nghe thì có vẻ mâu thuẫn nhưng đó là sự thật vì trước kia tôi đã khá vô tâm với gia đình, và khi được dành nhiều thời gian bên vợ con tôi cảm nhận rõ được giá trị của hạnh phúc và thêm yêu tổ ấm của mình”.

Trân trọng hơn nơi gọi là “nhà”

Đối với nhiều người độc thân, “nhà” vốn chỉ được coi là nơi dừng chân tạm trước khi trở lại với những deadline gấp gáp của công việc, những cuộc hẹn triền miên với bạn bè, những chuyến du lịch khắp nơi…Chỉ đến khi dịch bệnh ập đến, hạn chế đi lại, công việc bị ảnh hưởng, thu nhập giảm sút, nhiều người mới giật mình nhận ra cần thay đổi lại lối sống, cần trở về nương náu ở nơi vốn dành cho mình - đó là nhà.

Cô gái trẻ độc thân Phương Dung (27 tuổi) đã dành toàn bộ thời gian qua để ở nhà làm việc online, chỉ đi ra ngoài 1 lần mỗi tuần để đi siêu thị. Dung chia sẻ: “Tuần đầu cứ quanh quẩn trong căn hộ nhỏ cũng tù túng, khó chịu lắm. Thế rồi từ những tuần sau đó, mình học cách thích nghi và chăm chút cho không gian này hơn, bằng việc thay bộ ga gối mới, thắp thêm chút tinh dầu thơm, cắm thêm ít hoa tươi…”.

{keywords}
 Giãn cách giúp Dung có thời gian biến hóa không gian sống trở nên gọn gàng và xinh xắn hơn

Từ một người thường xuyên ăn hàng, quen với những món ăn nhanh do shipper giao tới, qua thời gian giãn cách, Dung đã tự tin vào bếp nấu những món ăn ngon lành, đảm bảo cho chính mình và gia đình. Nhờ vậy mà cô gái này cũng dần trở thành một người “yêu bếp - nghiện nhà” theo đúng nghĩa.

Hay một gen Z như Bảo Trâm cũng đã thay đổi góc nhìn và thái độ đối với căn nhà của mình. Cô sinh viên sinh năm 2000 tâm sự: “Em từng không thích ngôi nhà ở quê của mình vì nó khá nhỏ và cũ kỹ. Nhưng sau thời gian qua, em đã nhận ra có nhà để trở về là quá tuyệt rồi, được ăn cơm, trò chuyện với ba mẹ mỗi ngày trong khi nhiều bạn em mắc kẹt trên thành phố, thiếu thốn đủ thứ…Em nhận ra rằng, nhà chính là thiên đường!”.

Chiến dịch “Home now for Vietnam Stronger” do Cenhomes.vn phát động diễn ra từ ngày 2/9 - 15/10/2021 với nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn dành cho người mua nhà và môi giới thông qua nền tảng công nghệ BĐS Cenhomes.vn. Đặc biệt, chương trình sẽ đóng góp 5 triệu đồng/giao dịch thành công vào các hoạt động phòng chống dịch Covid-19. Hãy cùng Cenhomes.vn mang tới “vắc xin tinh thần” cho cộng đồng và lan tỏa thông điệp vì một Việt Nam khỏe mạnh và hùng cường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://cenhomes.vn/homenowforvietnamstronger/

Doãn Phong