Hằng năm, tỉnh Chumbivilcas của Peru lại tổ chức Takanakuy, lễ hội tương tự Giáng sinh nhưng sôi động hơn nhiều.
Nằm trên dãy núi Andes ở độ cao khoảng 3600m, các cộng đồng người của thành phố Cusco lại cùng nhau tổ chức lễ hội này. Nó gồm nhiều chuỗi sự kiện âm nhạc, nhảy múa, ăn uống và hóa trang rực rỡ.
Thoạt nhìn, sự kiện này khá giống các lễ hội sôi động ở khu vực Mỹ Latinh, ngoại trừ việc người dân công khai... đánh đấm đúng vào hôm Giáng sinh.
Cả ngõ xóm sẽ đổ về một khu vực để xem thành viên trong các khu vực dân cư đánh nhau tay bo.
Bất kể già trẻ, trai gái đều có quyền tham gia. Mục đích của Takanakuy là giải quyết những bất bình và phẫn nộ đã tích tụ từ đầu năm đến giờ - có thể là tranh chấp hoặc mâu thuẫn cá nhân. Tóm lại là nhịn cả năm rồi, gần Tết đánh nhau một cái để xả hết bực tức ra ngoài trước sự chứng kiến của cả cộng đồng. Nghe khác bạo lực nhưng Takanakuy là hoạt động được người Peru ủng hộ nhiệt liệt.
Trong tiếng Quechua của Peru, Takunakuy có nghĩa là "sôi máu."
Thay vì nhẫn nhịn trong thời gian dài, người dân Peru lại khuyến khích mỗi cá nhân bày tỏ con người thật và giải phóng sự giận dữ, một lần và mãi mãi. Ít nhất, cộng đồng dân cư ở thị trấn của Chumbivilcas tin rằng, hoạt động này sẽ giúp họ xóa bỏ sự tiêu cực và sống hạnh phúc bên.
Bản thân các trận đánh cũng tương đối văn minh, mang nhiều nét tương đồng với võ thuật hơn là ẩu đả vô tổ chức.
Có trọng tài điều khiển trận đấu, có thể can thiệp khi phát hiện các dấu hiệu sai trái. Và đương nhiên, quy tắc rất rõ ràng, ví dụ như không được cắn hoặc tiếp tục đánh khi đối phương đã ngã xuống.
Mỗi trận đấu thường kéo dài chưa đầy 1 phút, diễn ra rất nhanh chóng. Để phản ánh mục đích tích cực của Takunakuy, mỗi trận chiến bắt đầu và kết thúc với 1 cái ôm hoặc bắt tay.
Theo GenK