Ngay từ đầu năm mới, người Mỹ đã tỏ ra bi quan về nền kinh tế của họ, lo ngại về bất bình đẳng và
gian lận kinh tế, đồng thời không muốn lún sâu vào các cuộc xung đột bên ngoài.
TIN BÀI KHÁC:
Năm loại siêu vũ khí gây 'bão' năm 2013
Đón 2013 bằng ánh sáng, niềm tin và những nụ hôn
Bận tâm với hàng loạt các vấn đề trong nước, người Mỹ không muốn lún sâu vào
các cuộc xung đột ở Trung Đông song lại muốn có hành động quân sự chống lại Iran
để dừng chương trình hạt nhân của nước này.
Lo ngại về các vấn đề trong nước và về sự ràng buộc quốc tế đã tạo ra nhiều thách thức cho một thế giới mà có thể vẫn cần đến một nước Mỹ mạnh mẽ vững vàng.
Sau một khoảng thời gian lạc quan về kinh tế trước thềm cuộc bầu cử Tổng thống tháng 11/2012, viễn cảnh kinh tế của người Mỹ lại trở nên tiêu cực hơn vào đầu năm mới. Một phần tư dân số cho rằng nền kinh tế sẽ tồi tệ hơn trong 12 tháng tới, cao hơn từ con số 8% hồi tháng 9 - mức bi quan cao nhất kể từ tháng 6/2011. Chỉ 37% dự đoán kinh tế sẽ tốt hơn trong năm 2013, giảm từ con số 43% trong tháng 9.
Do vai trò cầm lái của nền kinh tế Mỹ trong nền kinh tế toàn cầu, những bi
quan như thế không báo trước sự tốt đẹp cho châu Âu vốn đang rơi vào suy thoái,
cũng không tốt cho Trung Quốc vốn đang sẵn sàng cho một sự hồi phục. Người Mỹ
giờ không còn lạc quan nữa về các triển vọng dài kỳ của ổn định tình hình tài
chính quốc gia. Chỉ 44% nói rằng Mỹ sẽ đạt được tiến bộ lớn về nợ nần trong 5
năm nữa.
Góp phần gây bi quan là lo ngại gia tăng về bất bình đẳng và xung đột tầng lớp.
Cứ 10 người Mỹ thì có 4 người hiện tin người giàu ngày càng giàu hơn và người
nghèo sẽ nghèo hơn, cao hơn so với con số 28% trong năm 2002. Hơn một nửa nghĩ
rằng hệ thống kinh tế Mỹ đang thiên vị người giàu. Và hơn 2/3 cho rằng đang có
nhiều xung đột giữa người giàu và người nghèo, tăng 21 điểm phần trăm kể từ năm
2009.
Nhưng không có cảm giác người Mỹ đang tiến sát xung đột tầng lớp trong năm 2013. Các cuộc thăm dò cho thấy họ chỉ muốn có một cơ hội tốt hơn để đạt được thành công - và họ không muốn các chính sách tái phân bổ của chính phủ, họ muốn những chính sách cho mọi người một cơ hội thành công, phản ánh một niềm tin nền tảng của người Mỹ về khả năng của cá nhân sẽ thành công nhờ nỗ lực chăm chỉ.
Trên bình diện quốc tế, trong năm 2013, hơn 80% nghĩ rằng Washington nên chú ý ít hơn tới các vấn đề ở nước ngoài và tập trung vào các vấn đề trong nước. Chủ nghĩa biệt lập đó có một lịch sử lâu dài ở Mỹ song đang trên đà tăng, hơn 10 điểm phần trăm chỉ trong thập niên qua.
Việc không thích ràng buộc có thể có một tác động trong năm nay về các chính sách của Mỹ ở Trung Đông. Cứ 10 người thì có 6 người muốn chính quyền Obama ít dính líu hơn vào khu vực này, đặc biệt là về những thay đổi lãnh đạo, chẳng hạn như khả năng thay đổi ở Damascus. Về cuộc chiến Syria, tỷ lệ tương tự nói Mỹ không có trách nhiệm phải làm điều gì đó về cuộc chiến này, một quan điểm có tiềm năng xung đột với cam kết của Tổng thống Obama sẽ can thiệp nếu chính phủ Syria dùng vũ khí hóa học trong cuộc khủng hoảng.
Năm 2013 sẽ là một năm quyết định cho sự hiện diện của Mỹ ở Afghanistan, khi Nhà Trắng và Lầu Năm Góc vạch ra lịch trình rút dần quân đội khỏi đây. Đối với hầu hết người dân Mỹ, điều này không thể xảy ra nhanh chóng. Cứ 10 người thì 6 người muốn lính Mỹ rút đi càng sớm càng tốt, tăng lên từ mức 40% trong năm 2010.
Tuy nhiên, mong muốn không dính líu lại không rõ ràng lắm trong quan điểm đối
với Iran. Người Mỹ xem chương trình vũ khí hạt nhân của Tehran là mối đe dọa
quốc tế lớn nhất đối với sự thịnh vượng của nước Mỹ. Và hơn một nửa số người
được hỏi nghĩ rằng giữ một lập trường cứng rắn với Iran sẽ quan trọng hơn là
tránh né một cuộc xung đột quân sự. Cách giải quyết này có thể sẽ được thử
nghiệm trong năm 2013.
Về Trung Quốc, gần một nửa người Mỹ nghĩ rằng chính phủ của họ nên cứng rắn hơn
với Bắc Kinh và quan điểm này tăng 9 điểm phần trăm trong vòng một năm rưỡi qua.
Chính quyền Obama đã theo đuổi nhiều vụ kiện chống lại Trung Quốc tại Tổ chức
Thương mại Thế giới hơn so với thời chính quyền Bush. Người Mỹ dường như ủng hộ
một khuynh hướng tương tự trong năm 2013.
Tóm lại, người Mỹ hướng tới năm 2013 bằng một sự pha trộn giữa bi quan kinh
tế, thất vọng về bất bình đẳng kinh tế trong nước, chủ nghĩa biệt lập và một
chút tự tin quyết đoán. Đây là một nước Mỹ hướng nội nhưng là một nước có thể bị
khuấy động.
Thanh Hảo (Theo CNN)