Theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội ngày 29/8, bệnh nhân quê Ứng Hòa được gia đình đưa đến Bệnh viện Đa khoa Hà Đông điều trị. Tại đây, cụ bà được chẩn đoán mắc uốn ván.

Đây là một trong hai ca uốn ván Hà Nội ghi nhận tuần qua. Trường hợp thứ hai là người đàn ông 53 tuổi (ở phường Hà Cầu, quận Hà Đông). Trước khi vào viện 10 ngày, bệnh nhân bị trượt ngã, đầu gối trái va đập mạnh vào nền đá gây xước da. Sau đó, bệnh nhân đi khám tại phòng khám tư và mua thuốc kháng sinh, giảm đau về uống, tuy nhiên không tiêm phòng uốn ván.

Điều trị 1 tuần không khỏi, bệnh nhân xuất hiện thêm tình trạng cứng hàm, nói khó. Người nhà vội đưa ông đến Bệnh viện Quân y 103, chẩn đoán mắc uốn ván.

Như vậy, từ đầu năm 2023 đến nay, trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 20 ca mắc uốn ván (tăng gấp 3,5 lần so với cùng kỳ năm 2022), trong đó 2 ca tử vong.

Uốn ván là bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn uốn ván (Clostridium tetani) gây ra. Nha bào uốn ván ngoài môi trường xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương sâu bị nhiễm bẩn; các vết rách, bỏng, vết thương dập nát, vết thương nhẹ…

Sau đó, vi khuẩn sẽ phóng thích ra các độc tố uốn ván, xâm nhập vào các sợi trục thần kinh rồi di chuyển ngược dòng từ hệ thần kinh ngoại vi vào đến trung ương, gây ra tình trạng tăng trương lực cơ hay co cứng cơ gây đau. Người bệnh có thể khởi phát bằng triệu chứng cứng hàm rồi co cứng các cơ tăng dần, khó thở…

Điểm chung của nhiều ca uốn ván là người dân có thể mắc bệnh chỉ qua một vết xước hay vết thương nhỏ trên da trong quá trình sinh hoạt, lao động nhưng không sơ cứu, không tiêm phòng. Điều này tạo điều kiện cho trực khuẩn uốn ván xâm nhập vào cơ thể gây nhiễm trùng, đe dọa tính mạng.

Nguy kịch vì nhờ người thân cắt trĩ tại nhà

Nguy kịch vì nhờ người thân cắt trĩ tại nhà

Một tuần sau khi cắt trĩ, người đàn ông ở Hòa Bình xuất hiện tình trạng cứng hàm tăng dần, khó nói, khó nuốt, khó há miệng, ăn uống kém nên phải đi cấp cứu. Bác sĩ chẩn đoán ông mắc uốn ván.