Là một trong những gương mặt tiêu biểu nhất của giới Concept Artist Việt Nam, họa sĩ Thiện “Chun Li” đã có những chia sẻ thú vị về công việc của mình - những người vẽ nên cõi huyền ảo, diệu kỳ của thế giới game.

Hành trình chông gai của một “họa sĩ game”

Với mục đích thể hiện các ý tưởng, suy nghĩ, định hướng nghệ thuật của một trò chơi thông qua hình thức những bức tranh, concept art được xem là bước “chạy đà” tối quan trọng suốt quá trình thiết kế một tựa game hoàn chỉnh. Đặc biệt, đối với những trò chơi đặt nặng yếu tố thẩm mỹ, chinh phục game thủ không chỉ bởi gameplay, đồ họa, mà còn nhờ không gian nghệ thuật đặc trưng của mình (chẳng hạn như dòng game đánh bài – Trading card game), người nghệ sĩ concept art đóng góp rất lớn vào sự thành bại của sản phẩm.

Concept art đóng vai trò quan trọng khi thiết kế một game. Ảnh: Facebook nhân vật.

Vai trò quan trọng là thế, nhưng đặt trong bối cảnh sơ khai của ngành game Việt Nam nói chung, nghề “họa sĩ game” vẫn còn nằm đâu đó ở giai đoạn “hồng hoang”. Hành trình vào nghề, thành danh của những nghệ sĩ thuộc lĩnh vực này do đó cũng lắm chông gai và đầy vất vả. Từ những ngày đầu tự mình dò dẫm đường đi, anh Nguyễn Huy Thiện “Chun Li” là một trong số ít họa sĩ Việt Nam đủ sức bước ra chiến trường Concept Art Quốc tế, và gặt hái được những thành quả đáng tự hào. Ở một góc độ nào đó, hành trình vào nghề của anh được xem như một cuộc mở đường đúng nghĩa.

Xuất thân là dân vẽ truyện tranh, chàng họa sĩ sinh năm 1985 bén duyên với thế giới game thông qua trò chơi thuần Việt đình đám một thời Thuận Thiên Kiếm. Sau khi đoạt giải thưởng trong cuộc thi sáng tác Concept Art do VNG (tên cũ vào thời điểm đó là VinaGame) tổ chức, anh Huy Thiện chính thức tham gia vào đội ngũ phát triển trò chơi và làm việc cho công ty VNG đến tận bây giờ. Theo anh Thiện, Thuận Thiên Kiếm phải “dừng cuộc chơi” sớm do khó khăn về mặt doanh thu nhưng đã để lại di sản vô cùng lớn cho ngành game Việt, mà sự phát triển của concept art nước nhà là một trong những bước ngoặt đó.

Thuận thiên Kiếm để lại di sản lớn cho ngành game Việt. Ảnh: VNG

Thiếu hụt trường lớp đào tạo trong nước, hành trình thạo nghề của anh Thiện gần như là một sự bươn chải tự học hỏi, tìm tòi, với hành trang là sự khát khao và đam mê công việc vô cùng lớn. Chàng họa sĩ giàu năng lượng và nhiệt huyết này thậm chí đã từng “mạo danh” phóng viên để tiếp cận với những họa sĩ nước ngoài thành danh trong lĩnh vực concept art, với mục đích học hỏi và trao đổi kinh nghiệm. Một điều thú vị là, chính những người Thầy này về sau trở thành đồng nghiệp, cộng sự của anh trong nhiều dự án game Quốc tế.

U ám, mộng mị và những ám ảnh ghê sợ

Cũng như những nghệ sĩ ở các lĩnh vực khác, người vẽ concept art rất cần tạo dựng bản sắc, cái tôi trong tác phẩm của mình. Do đặc thù của ngành game, các bức tranh của anh Thiện “Chun Li” luôn chứa đựng tố chất cần thiết để hút hồn game thủ, lột tả trọn vẹn tinh thần, định hướng nghệ thuật của trò chơi.

Một sinh vật đáng sợ dưới nét vẽ của anh Huy Thiện.

Trong hầu hết những bức tranh về các sinh vật, quái thú, những con “boss” của thế giới game..v..v.. anh Huy Thiện lựa chọn phong cách thể hiện trực diện, lột tả sự đáng sợ, mức độ hoành tráng và sự tàn phá mà những kẻ hủy diệt này mang đến. Những ngọn lửa nóng rực, những mảnh vụn vỡ văng tứ tán, từng gam màu tàn bạo đập thẳng vào thị giác của người xem, gửi đến thông điệp rõ ràng đầy ấn tượng. Điều hấp dẫn nhất trong những bức ảnh là tư thế “động” của chủ thể, truyền tải sự sống động vô cùng khốc liệt.

Kẻ này không phải “boss” thì chắc chắn cũng phải có số má trong giới quái thú!

Một quân bài xuất hiện trong tựa game Legend Of The Cryptids.

Có một khái niệm thú vị rất đặc trưng của nghề game concept art, được anh Huy Thiện gọi với cái tên “Leveling”: điều chỉnh điểm nhấn tăng dần. Hiểu một cách đơn giản, bạn không thể phác họa một con quái “hạng bèo nhèo” với thần thái ngang ngửa “cấp trên” của chúng, mà phải điều chỉnh nét vẽ “bá đạo” tăng dần theo đúng logic. Đối bới những chủ thể “nhỏ bé” bị khống chế bởi nguyên tắc leveling, anh Thiện “Chun Li” khai thác mạnh những chi tiết “tĩnh” trên gương mặt, thần thái, biểu hiện, nhằm gây ấn tượng cho người xem nhưng vẫn bảo đảm chừng mực tiết chế.

Tuy không hùng vĩ, hào nhoáng, gã pháp sư Voodoo này vẫn vô cùng ấn tượng.

Bọn xương sọ này luôn “yếu đuối” trong đa số tựa game, nhưng không vì thế mà họa sĩ có quyền coi nhẹ việc tạo hình.

Phong cách nghệ thuật đa dạng của họa sĩ Huy Thiện.

Có thể nói, họa sĩ Huy Thiện đã tạo dựng một phong cách nghệ thuật rất riêng, rất đẳng cấp, nhưng vẫn chịu ảnh hưởng trực tiếp từ hai người Thầy quan trọng của cuộc đời anh. Nếu như các bức họa tập trung vào chủ thể cố định của anh được lấy cảm hứng từ nghệ sĩ Kekai Kotaki, thì cõi không gian u ám, rộng mở, có chiều sâu được anh học hỏi từ họa sĩ Fengzhu.

Sự u ám lạnh toát.

Phiên bản thú vị của con tàu Noah “kéo” người xem nhờ chiều sâu chân thật.

Tốc độ của sinh vật này được nhấn mạnh, nhờ sự “chuyển động” của môi trường.

Khi được hỏi liệu anh có… chán không khi phải thường xuyên cầm cọ vẽ ngày qua ngày, người viết nhận được câu trả lời rất bất ngờ: “Có chứ! Những khi chán mình thường hay giải sầu bằng cách… vẽ”. Tất nhiên, “vẽ” ở đây không phải là tiếp tục chúi mũi vào phong cách nghệ thuật theo yêu cầu công việc, mà tự giải thoát mình qua những trường phái, đề tài mỹ thuật khác. Thực tế, những lần sáng tác không chủ đích, không ràng buộc đã mang lại cho anh Thiện nhiều tác phẩm để đời, mà ngay chính bản thân người họa sĩ cũng thấy… sợ sản phẩm do mình tạo ra. Để lý giải điều này, anh Huy Thiện đúc kết: “Tư duy tạo nên kỹ thuật vẽ một cách vô thức”.

Một trong những bức tranh nổi tiếng nhất, được đông đảo bạn bè Quốc tế đánh giá cao của anh Huy Thiện.

Khát vọng về một ngành công nghiệp game thuần Việt


Đế gắn bó và phát triển với nghề, tất nhiên anh Thiện “Chun Li” không chỉ dựa vào khả năng vẽ đơn thuần, mà kèm theo đó là niềm đam mê lớn dành cho game. Đặc biệt, tình yêu đó càng trở nên lớn lao hơn, khi người họa sĩ này luôn mong mỏi viễn cảnh một ngành game thuần Việt ngày càng lớn mạnh. Chia sẻ với Thanh Niên Game, anh Thiện cho rằng làng game Việt đang phải hứng chịu quá nhiều sự chỉ trích nặng nề, phần lớn xoay quanh tính chất bạo lực, gợi dục và ảnh hưởng xã hội mà những trò chơi trên thị trường hiện nay mang lại. Khoan bàn đến sự đúng sai của những chỉ trích trên, nhưng rõ ràng, rất nhiều điểm tích cực của ngành giải trí này đang bị “đẩy” vào góc khuất. Đó là số lượng việc làm khổng lồ, những đóng góp lớn về mặt kinh tế, cũng như cơ hội khẳng định thương hiệu Việt, giá trị văn hóa người Việt..v..v.. mà những trò chơi nội địa có thể làm được, thay vì phải chứng kiến cảnh tượng các tựa game ngoại nhập thống trị thị trường màu mỡ trong nước, mà đặc biệt là các sản phẩm du nhập từ Trung Quốc.

Họa sĩ Huy Thiện giảng dạy cho học viên về Concept art (Ảnh: Facebook nhận vật)

Tâm sự của họa sĩ Huy Thiện, cũng chính là khát khao của rất nhiều những người đang công tác trong lĩnh vực game luôn hướng tới. Tuy bức tranh “concept art về ngành game Việt” này vẫn mang màu sắc ước mơ, hứa hẹn nhiều chông gai, nhưng chẳng phải mọi trò chơi đều ra đời từ những ý tưởng mơ hồ, trừu tượng nhưng đẹp đẽ đó hay sao?

Theo ThanhNiênGame

Khi được hỏi liệu anh có… chán không khi phải thường xuyên cầm cọ vẽ ngày qua ngày, người viết nhận được câu trả lời rất bất ngờ: “Có chứ! Những khi chán mình thường hay giải sầu bằng cách… vẽ”. Tất nhiên, “vẽ” ở đây không phải là tiếp tục chúi mũi vào phong cách nghệ thuật theo yêu cầu công việc, mà tự giải thoát mình qua những trường phái, đề tài mỹ thuật khác. Thực tế, những lần sáng tác không chủ đích, không ràng buộc đã mang lại cho anh Thiện nhiều tác phẩm để đời, mà ngay chính bản thân người họa sĩ cũng thấy… sợ sản phẩm do mình tạo ra. Để lý giải điều này, anh Huy Thiện đúc kết: “Tư duy tạo nên kỹ thuật vẽ một cách vô thức”.

Read more at http://game.thanhnien.com.vn/bai-viet/2014/10/16/nguoi-ve-coi-ao-huyen.4322.html
Vai trò quan trọng là thế, nhưng đặt trong bối cảnh sơ khai của ngành game Việt Nam nói chung, nghề “họa sĩ game” vẫn còn nằm đâu đó ở giai đoạn “hồng hoang”. Hành trình vào nghề, thành danh của những nghệ sĩ thuộc lĩnh vực này do đó cũng lắm chông gai và đầy vất vả. Từ những ngày đầu tự mình dò dẫm đường đi, anh Nguyễn Huy Thiện “Chun Li” là một trong số ít họa sĩ Việt Nam đủ sức bước ra chiến trường Concept Art Quốc tế, và gặt hái được những thành quả đáng tự hào. Ở một góc độ nào đó, hành trình vào nghề của anh được xem như một cuộc mở đường đúng nghĩa. Xuất thân là dân vẽ truyện tranh, chàng họa sĩ sinh năm 1985 bén duyên với thế giới game thông qua trò chơi thuần Việt đình đám một thời Thuận thiên Kiếm. Sau khi đoạt giải thưởng trong cuộc thi sáng tác Concept Art do VNG (tên cũ vào thời điểm đó là VinaGame) tổ chức, anh Huy Thiện chính thức tham gia vào đội ngũ phát triển trò chơi và làm việc cho công ty VNG đến tận bây giờ. Theo anh Thiện, Thuận thiên Kiếm phải “dừng cuộc chơi” sớm do khó khăn về mặt doanh thu nhưng đã để lại di sản vô cùng lớn cho ngành game Việt, mà sự phát triển của concept art nước nhà là một trong những bước ngoặt đó.

Read more at http://game.thanhnien.com.vn/bai-viet/2014/10/16/nguoi-ve-coi-ao-huyen.4322.html
Vai trò quan trọng là thế, nhưng đặt trong bối cảnh sơ khai của ngành game Việt Nam nói chung, nghề “họa sĩ game” vẫn còn nằm đâu đó ở giai đoạn “hồng hoang”. Hành trình vào nghề, thành danh của những nghệ sĩ thuộc lĩnh vực này do đó cũng lắm chông gai và đầy vất vả. Từ những ngày đầu tự mình dò dẫm đường đi, anh Nguyễn Huy Thiện “Chun Li” là một trong số ít họa sĩ Việt Nam đủ sức bước ra chiến trường Concept Art Quốc tế, và gặt hái được những thành quả đáng tự hào. Ở một góc độ nào đó, hành trình vào nghề của anh được xem như một cuộc mở đường đúng nghĩa. Xuất thân là dân vẽ truyện tranh, chàng họa sĩ sinh năm 1985 bén duyên với thế giới game thông qua trò chơi thuần Việt đình đám một thời Thuận thiên Kiếm. Sau khi đoạt giải thưởng trong cuộc thi sáng tác Concept Art do VNG (tên cũ vào thời điểm đó là VinaGame) tổ chức, anh Huy Thiện chính thức tham gia vào đội ngũ phát triển trò chơi và làm việc cho công ty VNG đến tận bây giờ. Theo anh Thiện, Thuận thiên Kiếm phải “dừng cuộc chơi” sớm do khó khăn về mặt doanh thu nhưng đã để lại di sản vô cùng lớn cho ngành game Việt, mà sự phát triển của concept art nước nhà là một trong những bước ngoặt đó.

Read more at http://game.thanhnien.com.vn/bai-viet/2014/10/16/nguoi-ve-coi-ao-huyen.4322.html