Là bác sĩ sản phụ khoa, anh ấy hiểu rõ cơ thể của phụ nữ và cả những điểm nhạy cảm mà chính phụ nữ cũng không hề biết.
Linda gặp Paul vào năm 1977, khi cô là một nữ tiếp viên hàng không và anh đang làm thực tập sinh để trở thành một bác sĩ sản khoa. Cô khi đó 22 tuổi, anh đã 26 tuổi. Họ gặp nhau trong một lần cùng tham gia dịch vụ hẹn hò bí mật và Linda nói rằng đó là tình yêu từ cái nhìn đầu tiên. Họ rất hạnh phúc với cuộc hôn nhân 36 năm và có năm người con. Linda đã có một cuộc chia sẻ về cuộc sống hôn nhân khi cưới một bác sĩ phụ khoa sẽ như thế nào:
Khi bà lần đầu tiên bắt đầu hẹn hò, đã bao giờ bà lo lắng rằng ông Paul có thể sẽ so sánh bà với những phụ nữ khác, ông đã nhìn thấy tại nơi làm việc?
Không! Và tôi được hỏi câu hỏi đó rất nhiều. Tôi nghĩ đàn ông sẽ tò mò về chuyện này nhiều hơn phụ nữ. Mọi người hay hỏi tôi là “chuyện đó có khiến chị khó chịu không?” và tôi nghĩ rằng nếu bạn không phải là bác sĩ hay làm công việc tương tự như vậy thì bạn mới nghĩ nó có gì đó “khác biệt”. Thực ra đối với bác sĩ phụ khoa, việc khám vùng kín cũng chỉ là một quy trình khám cơ thể thông thường, như họ khám cánh tay hay bất cứ bộ phận nào khác trên cơ thể bạn. Không ai đi khám phụ khoa mà thấy có hứng thú tình dục, bác sĩ phụ khoa cũng tương tự.
Tức là việc chồng làm bác sĩ phụ khoa thực sự không ảnh hưởng đến bà?
Nó không ảnh hưởng đến tôi. Khi người thân hay bạn bè gặp rắc rối về sản phụ khoa, tôi thậm chí còn giới thiệu họ đến khám ở chỗ chồng mình. Bởi vì tôi biết rằng họ sẽ được đảm bảo an toàn và ai là bệnh nhân của chồng tôi đều rất may mắn. Rõ ràng, nếu tôi nghĩ việc có chồng làm bác sĩ phụ khoa là kỳ quặc hay nhạy cảm, tôi sẽ không giới thiệu bạn bè mình với chồng.
Bạn thân của bà có đến khám chỗ chồng bà?
Có chứ. Rất nhiều bạn bè thân thiết của tôi có bác sĩ riêng của họ, thậm chí đã gắn bó nhiều năm. Nhưng nếu tôi biết họ đang định tìm bác sĩ khác, tôi sẽ ngay lập tức giới thiệu chồng mình.
Nếu bà gặp vấn đề gì đó và cần đi khám, bà có nhờ chồng không?
Tất nhiên. Khi tôi nghi ngờ mình đang nhiễm trùng đường tiểu chẳng hạn, tôi sẽ hỏi chồng ngay lập tức và sau đó, tôi sẽ đến phòng khám của anh ấy để nhờ đồng nghiệp của anh ấy theo dõi và khám cho mình.
Tại sao bà lại nhờ đồng nghiệp của chồng khám mà không phải chồng?
Tôi nghĩ sự khác biệt đó là vì dù gì chúng tôi cũng là vợ chồng, có gắn kết tình cảm. Khi bạn khám cho một người thân trong gia đình, sẽ luôn có yếu tố lo lắng đi cùng với sự kiểm tra chuyên môn và vì vậy có thể dẫn đến kết luận mang tính chủ quan.
Khi bà sinh con, ai đỡ đẻ cho bà? Anh ấy đỡ đẻ khi tôi sinh con lần đầu. Và 30 năm sau ngày đó, anh ấy lại mổ đẻ cho chính con gái mình để đón cháu ngoại lớn nhất của chúng tôi.
Việc chồng đỡ đẻ cho vợ có ưu và nhược điểm gì không?
Ưu điểm là nhờ đó, việc sinh đẻ của tôi rất riêng tư và thân mật. Cảm giác đó vô cùng đặc biệt. Tôi vẫn nhớ mãi khi anh ấy trao đứa trẻ cho tôi và nói con bé thật hoàn hảo. Đó là một ký ức sống động, chỉ ba chúng tôi và đứa trẻ xinh đẹp với đôi mắt to này.
(Theo Khám phá)