Sông Dnieper xuất hiện thường trực trong các kịch bản quân sự mà Nga có thể lựa chọn liên quan đến Ukraina. Ở đây yếu tố thời gian đóng vai trò quan trọng và yếu tố này phụ thuộc vào mức độ chuẩn bị của quân đội Nga và sự kháng cự của quân đội Ukraina.

Nếu muốn thành công, quân đội Nga phải đến được tiền tuyến Dnieper trong vòng 3-7 ngày. Chiến dịch của họ sẽ thất bại nếu đến chậm hơn 7 ngày.

Trong trường hợp Nga mở rộng can thiệp quân sự ra toàn lãnh thổ đối phương, quân Nga sẽ đứng trước 2 chiến lược: xử lý từng thành phố của đối phương trước khi tiến đến điểm cuối hoặc bỏ qua tác chiến đô thị để thẳng tiến tới vùng biên giới phía tây của Ukraina.

{keywords}
Bản đồ Ukraina và các nước láng giềng. Đồ họa: Guancha

Giới bình luận phương Tây vừa qua thường nhận định rằng quân đội Nga sẽ tấn công khi mặt đất còn bị đóng băng trong tháng 1 và 2/2022 này, nhằm tránh các khó khăn từ việc sử dụng thiết bị cơ giới khi băng tan sau tháng 3. Nhưng nếu Nga muốn hành động ngay thì tháng 1 và 2 lại là quá muộn vì mùa tan băng đã cận kề rồi.

Mùa tan băng sẽ kết thúc vào tháng 5 và tháng 6. Mùa hè ở Ukraina và Nga không chỉ khô mà còn có thời gian có ánh sáng mặt trời kéo dài. Trong cuộc Chiến tranh vệ quốc vĩ đại của Liên Xô, các trận chiến Moscow và Stalingrad đều mở màn vào mùa hè. Sau đó quân Đức bị đánh bại khi mùa đông khắc nghiệt kéo tới.

Quân đội Ukraina khó lột xác trong thời gian ngắn

Mỹ và phương Tây có thể cung cấp cho quân đội Ukraina các tên lửa phòng không, chống tăng và chống hạm, thiết bị tác chiến điện tử, vũ khí hạng nhẹ, pháo, đạn dược, xe cộ, linh kiện máy bay, nhiên liệu và thuốc men, nhưng Ukraina vẫn phải cần có thời gian mới nâng cấp được sức mạnh chiến đấu.

Quân đội Ukraina vốn quen với vũ khí khí tài từ thời Xô viết nên họ sẽ cần thời gian để thích ứng với các trang thiết bị mới do phương Tây cung cấp. Rất khó nói liệu quân đội Ukraina có kịp làm đươc điều này hay không.

Quân đội Ukraina có thể bắt chước chiến binh Afghanistan năm xưa để phát động chiến tranh du kích chống Nga và làm kiệt quệ Nga. Ý tưởng này nghe có vẻ thuyết phục nhưng thực tế lại khó khả thi. Vì Ukraina và Nga quá gần gũi về văn hóa và máu mủ. Cũng sẽ không có khoảng cách ngôn ngữ đối với quân Nga khi họ đối đầu với các trận chiến du kích của đối phương.

Thời Chiến tranh chống phát xít Đức, các lực lượng vũ trang dân tộc Ukraina được quân đội Hitler hậu thuẫn nhưng rốt cuộc không đạt được gì đáng kể trong việc chống phá Hồng quân Liên Xô.

Trừng phạt kinh tế khó đi tới đâu

Mặt khác, mặc dù Mỹ và phương Tây có một số phương án chính trị và kinh tế, các lựa chọn này lại tỏ ra không hiệu quả. Dù Mỹ và phương Tây siết chặt lệnh trừng phạt kinh tế thì điều đó cũng không đủ sức nặng để làm lay chuyển căn bản tiến trình ra quyết định của Nga.

Thứ hai, cuộc chiến công luận mà phương Tây phát động cũng khó gây tổn thương cho Nga. Một số vị gợi ý các nước NATO tiếp nhận những người tị nạn từ Ukraina và gây sức ép tinh thần lên Nga nhưng trên thực tế, động thái này có thể giúp Nga giảm gánh nặng trong việc kiểm soát Ukraina.

Đồng thời, Ukraina vẫn là trục chính để đưa khí đốt của Nga vào châu Âu. Bất cứ xung đột quân sự nào ở đây cũng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc cung cấp khí đốt của Nga cho châu Âu. Các nước NATO gặp thế tiến thoái lưỡng nan ở đây – muốn giúp Ukraina nhưng lại đồng thời cần khí đốt từ đối thủ của Ukraina.

Mỹ và phương Tây có thể sử dụng áp lực ngoại giao để buộc Belarus từ chối hợp tác với Nga và từ chối cho quân đội Nga đi qua lãnh thổ nước họ. Kịch bản này là khả thi nếu phương Tây chưa từng nỗ lực tạo ra một cuộc cách mạng màu ở Belarus. Tình huống ở đây là: Phương Tây dùng tay trái để “nện” Belarus, rồi dùng tay phải để lôi kéo Belarus về phe mình.

Phương Tây cũng có thể dùng thủ thuật tòa án quốc tế để điều tra cái gọi là “các tội ác chiến tranh” của Nga. Nhưng Mỹ cũng gặp những vấn đề tương tự ở Afghanistan.

Ukraina đã trở thành một vấn đề nan giải đối với cả Mỹ và phương Tây. Nga dù có đàm phán với Mỹ nhưng vẫn sẽ đưa ra quyết định của riêng mình. Mỹ khó ép được Nga trên bàn thương lượng. Mỹ không thể buộc Nga hứa không tấn công Ukraina, nhưng Nga cũng không thể ép Mỹ phải hứa hẹn không kết nạp Ukraina vào NATO. Thế bí tại Ukraina sẽ tiếp tục.

Trung Quốc gây phân tán cho Mỹ

Hiện nay Mỹ lại đang dồn sự chú ý chiến lược vào châu Á-Thái Bình Dương. Đây là cơ hội để Nga gây áp lực lên Ukraina.

Bất chấp ảnh hưởng mạnh mẽ của Mỹ, Nga có thể làm bất cứ điều gì họ muốn ở nhiều nơi trên thế giới, như là công khai phát triển hợp tác quân sự với chính quyền quân sự Myanmar đang bị phương Tây cô lập. Nga đã cung cấp 2 chiến đấu cơ hạng nặng Su-30SME cho Myanmar.

Ngoài ra, còn có thông tin Nga có thể cung cấp máy bay chiến đấu và tên lửa phòng không cho Triều Tiên và Iran.

Đã vậy, Trung Quốc lại luôn khiến Mỹ phải bận tâm và bận rộn. Do vậy, dù muốn gây áp lực lên Nga, Mỹ khó lòng làm được nhiều. Và nếu Mỹ không tích cực trong vấn đề Ukraina, họ có thể mất lòng tin từ nhiều đồng minh của mình.

Trong thời kỳ cạnh tranh hải quân giữa Anh và Đức vào đầu thế kỷ 20, Anh lựa chọn chiến lược tránh triển khai khắp mọi nơi để đảm bảo ưu thế hải quân ở Biển Bắc. Cuối cùng, nước này may mắn giành chiến thắng trong Thế chiến I, với cái giá là chấp nhận để cho Nhật Bản mở rộng ở Viễn Đông và Mỹ mở rộng ở 2 đại dương.

Đức cũng có thể giành được lợi thế nếu họ trì hoãn chiến tranh và tập trung vào phát triển kinh tế. Thế chiến II là sự tiếp nối của Thế chiến I. Sau Thế chiến II, Anh trở thành một đế chế hoàn toàn hạng 2.

Tất cả các nước, kể cả Mỹ, Nga, và Trung Quốc, khối EU đều đang nghiên cứu lịch sử. Riêng Ukraina có thể nghiên cứu kinh nghiệm lịch sử của nước Ba Lan láng giềng.

Theo VOV

>>> Cập nhật tình hình căng thẳng tại Ukraina

Hình ảnh lính Ukraina tập trận được Mỹ 'trang bị tận răng'

Hình ảnh lính Ukraina tập trận được Mỹ 'trang bị tận răng'

Theo Bưu điện New York, cuộc tập trận trên được tổ chức trong bối cảnh căng thẳng Nga-Ukraina không có dấu hiệu hạ nhiệt.