Các trạm gốc di động được cài đặt các cảm biến sẽ phát hiện và đo cường độ của các trận động đất sau đó gửi dữ liệu đó đến các cơ quan chức năng nhằm cải thiện thời gian phản hồi.
Nhà mạng SK Telecom cho biết, họ sẽ hợp tác Cơ quan Khí tượng Hàn Quốc (KMA) và Đại học Quốc gia Kyungpook để phát triển hệ thống này. Dự kiến, hệ thống sẽ được hoàn thành và đưa vào sử dụng vào năm 2021.
Nhà mạng Hàn Quốc sẽ sử dụng mạng di động để phát hiện động đất |
Mục tiêu mà SK Telecom đưa ra là sẽ lắp đặt khoảng 8.000 cảm biến trên toàn quốc, mở rộng các trạm gốc đến các trường học, đồn cảnh sát và các cửa hàng bán lẻ. Các cảm biến này giống như các phích cắm nhỏ, sử dụng nguồn điện 220 V nhưng có thể phát hiện hàng trăm rung động mỗi giây.
Dữ liệu được thu thập từ các cảm biến này sẽ được chia sẻ với KMA để so sánh và kết hợp với các dữ liệu được thu thập từ 338 trung tâm giám sát động đất của KMA trên toàn quốc.
Hiện tại hệ thống phát hiện động đất của KMA có thể gửi các cảnh báo trong khoảng thời gian từ 7 đến 25 giây sau khi phát hiện động đất. Với hệ thống phát hiện động đất mới này, hy vọng dữ liệu do SK Telecom thu thập sẽ rút ngắn thời gian phản hồi và cải thiện mức độ tác động do các trận động đất gây ra.
KMA cho biết, năm ngoái đã có 88 trận động đất với cường độ từ 2 độ richter trở lên xảy ra trên Bán đảo Triều Tiên. Điều này đã làm dấy lên mối lo ngại, vì con số đó cao hơn mức trung bình của gần 70 trận động đất xảy ra hàng năm từ năm 1999 đến năm 2018.
Trước đó, vào năm 2016, SK Telecom đã cùng với đối thủ cạnh tranh là nhà mạng KT triển khai mạng Internet vạn vật (IoT) tại Hàn Quốc. Các cảm biến IoT này đã được triển khai để bảo vệ các di sản văn hóa và đồng hồ nước.
Phan Văn Hòa (theo ZDnet)
Mạng 5G có gây tổn hại đến sức khỏe con người?
Chúng ta đã nói về 5G một thời gian dài và nó đã chính thức được thương mại hóa tại nhiều quốc gia trên thế giới. Vậy 5G có những ưu nhược điểm gì và trên hết 5G có gây hại đến sức khỏe con người không?