{keywords}

Mariana phân tích nhiều khía cạnh của loại hình này trong cuốn sách Nhà nước khởi tạo. Theo bà, mối quan hệ này đòi hỏi sự “đồng vận” nhịp nhàng giữa nhà nước và khu vực tư nhân, mỗi bên phát huy lợi thế nội tại để trở thành động lực, tạo đà góp phần vào sự phát triển chung.

Điểm thú vị là kịch bản này trong quá khứ đã được thể hiện rõ ràng nhất tại Mỹ. Từ những năm 1950, kinh tế Mỹ phát triển nhờ có sự kết hợp của ba trụ cột cốt lõi: máy vi tính, bộ vi xử lý và Internet. Quá trình nghiên cứu phát triển hình thành nên mỗi trụ cột này đều bắt nguồn từ mối liên minh tay ba giữa chính quyền, giới học thuật và doanh nghiệp tư nhân. Những chiếc máy tính đầu tiên được tạo ra nhờ nguồn kinh phí tài trợ của quân đội, được thiết kế, chế tạo tại Đại học Pennsylvania và Harvard, rồi được các công ty như IBM thương mại hóa. Cũng như thế, các transistor, viên gạch cơ bản xây nên các bộ vi xử lý, được phát minh ra tại phòng thí nghiệm Bell, rồi nguồn kinh phí tài trợ của chính quyền liên bang cho các chương trình nghiên cứu không gian và tên lửa chiến lược đã mở đường để các công ty tư nhân như Intel tìm ra cách tích hợp hàng nghìn transistor lên những bảng mạch silica nhỏ để tạo thành các con chip.

Cuối cùng, ai cũng biết Internet là một sản phẩm xuất phát từ ý tưởng của DARPA (Cơ quan chỉ đạo các Dự án Nghiên cứu Quốc phòng tiên tiến) rồi được hiện thực hóa qua các nghiên cứu tại các trường đại học kết hợp cùng những nhà thầu tư nhân như BBN.

{keywords}
Tác giả Mariana Mazzucato

Hơn thế, liên minh tay ba này, trong quãng thời gian từ thế chiến thứ hai về sau, đã kết hợp hữu cơ có mục đích với nhau thành một cỗ máy phát kiến sáng tạo đáng gờm. Điển hình cho mối quan hệ này là Vannevar Bust vừa là hiệu trưởng Trường Kỹ nghệ thuộc MIT, vừa là nhà sáng lập công ty Raytheon, một nhà thầu quốc phòng quan trọng, cũng từng là một nhân vật hàng đầu trong quản lý khoa học quân sự của nước Mỹ trong Thế chiến thứ hai.

Khi chiến tranh kết thúc, Vannevar Bust đã đưa ra bản báo cáo: “Khoa học, Biên giới bất tận”, trong đó kêu gọi chính quyền đầu tư tài chính cho nghiên cứu cơ bản trong vai trò đối tác cùng các trường đại học và các ngành kỹ nghệ. Báo cáo của Bush thuyết phục Quốc hội Mỹ thành lập Quỹ Khoa học Quốc gia. Cũng từ khởi đầu này, nguồn vốn từ chính quyền được đưa tới các trường đại học và công ty tư nhân.

Việc hình thành mối quan hệ tam giác giữa chính quyền - các ngành kỹ nghệ và giới học thuật tại Mỹ được coi là một trong những phát kiến có ý nghĩa nhất, giúp tạo nên cuộc cách mạng công nghệ cuối thế kỷ 20.

Bên cạnh Quỹ Khoa học Quốc gia, nhiều cơ quan chính quyền liên bang trở thành nhà đầu tư, tài trợ cho nghiên cứu khoa học. Năm 1965, 23% nguồn quỹ tài trợ của chính quyền dành cho nghiên cứu khoa học tại các trường đại học là do Bộ Quốc phòng Mỹ cung cấp. Kết quả của những khoản đầu tư này là trụ cột cho thời kỳ bùng nổ sáng tạo và phát triển kinh tế hậu chiến của nước Mỹ.

Từ những đơn đặt hàng của chính phủ, các trung tâm nghiên cứu của những tập đoàn tư nhân hình thành. Điển hình là Xerox PARC của tập đoàn Xerox, nơi sinh ra giao diện đồ họa dành cho người dùng, một phần không thể thiếu cho mọi máy tính cá nhân ngày nay. Bên cạnh đó là sự hình thành những tổ chức “công tư kết hợp” với sự đồng hành của cả chính quyền Mỹ, giới học thuật và các ngành kỹ nghệ như Viện Nghiên cứu Stanford (SRI) hay RAND Corporation, ban đầu được thành lập để chuyên trách thực hiện hoạt động nghiên cứu phát triển cho không quân Mỹ.

 Chính quyền Mỹ cũng có nhiều chương trình tài trợ cho sinh viên xuất sắc để đào tạo ra nguồn nhân sự chất lượng cao. Đó là Digital Libraries Initiative với kinh phí từ Quỹ Khoa học Quốc gia cùng sự cộng tác của một số cơ quan chính quyền liên bang khác. Trong số sinh viên được thụ hưởng chương trình này có Larry Page và Sergey Brin, hai đồng sáng lập của Google.

Thật dễ hiểu khi các tập đoàn công nghệ của Mỹ, với sự ủng hộ vật chất từ chính quyền và chất xám từ các trường đại học, trở thành những khối nam châm khổng lồ thu hút tài năng tương lai của toàn thế giới về nước Mỹ từ sau thế chiến thứ hai. Điển hình là câu chuyện của iPhone được Apple tung ra thị trường năm 2007. Chiếc điện thoại thông minh gây chấn động thế giới, đem đến trải nghiệm chưa từng có cho người dùng, với màn hình cảm ứng đa điểm, truy cập Internet, tích hợp định vị GPS hay trợ lý cá nhân ảo Siri. Từ đó tới nay, 14 năm iPhone liên tục là con gà đẻ trứng vàng cho Apple, đưa tập đoàn này trở thành doanh nghiệp đầu tiên có giá trị cán mốc 1.000 tỷ USD vào năm 2019.

Đằng sau iPhone hiện rõ bóng dáng “liên minh tay ba” công - tư được những nhân vật như Vannevar Bush khơi mào từ sau thế chiến thứ hai. Chẳng hạn, màn hình cảm ứng đa điểm mang tính tiên phong của Apple trên iPhone bắt nguồn từ nghiên cứu của Westerman và Elias tại Đại học Delaware với nguồn tài trợ của chính phủ, trong đó có các chương trình Post-doc nhận kinh phí từ Quỹ khoa học Quốc gia và Cục Tình báo Trung ương (CIA). Công nghệ đa điểm được Westerman và Elias thương mại hóa qua công ty FingerWork do họ thành lập. Năm 2005, công ty này được Apple mua lại để rồi 2 năm sau iPhone ra đời. 

Internet là một thành quả từ DARPA còn GPS được Bộ Quốc phòng Mỹ triển khai nghiên cứu từ những năm 1970, và cho tới nay, dù GPS được sử dụng vào mục đích dân sự còn nhiều hơn quân sự, không lực Mỹ vẫn đi đầu trong việc bảo trì và phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật GPS, với kinh phí trung bình hàng năm được chính phủ Mỹ cung cấp lên tới hơn 700 triệu USD. Tương tự, Siri trong iPhone là một chương trình trí tuệ nhân tạo xuất phát từ SRI, một tổ chức “công tư kết hợp”.

Muốn vĩ đại không thể không đứng trên vai những người khổng lồ. Chính quyền Mỹ và những khoản đầu tư khổng lồ, dài hạn của họ chính là người khổng lồ chìa vai ra cho Apple đứng lên để vươn tới đỉnh cao.

Tuy nhiên, kinh phí tài trợ cho nghiên cứu phát triển của chính quyền liên bang tại Mỹ bị cắt giảm trong vài thập niên trở lại đây, từ chỗ chiếm 1,2% GDP vào năm 1976 xuống còn dưới 0,8% vào năm 2016. Một trong các lý do lập luận rằng nguồn tiền chính phủ huy động từ thuế để đầu tư vào nghiên cứu phát triển sẽ làm giảm đi tương ứng nguồn kinh phí các tập đoàn tư nhân có thể đầu tư vào cũng các hoạt động này một cách hiệu quả hơn. Nghĩa là chính quyền hãy bớt trực tiếp nhúng tay, mà hãy cắt giảm thuế, để cho doanh nghiệp tư nhân tự do thi thố năng lực sáng tạo của họ.

Chính quyền rút lui, nhiều tập đoàn tư nhân giải thể các đơn vị nghiên cứu, một phần dưới sức ép của các nhà đầu tư ngắn hạn đòi hỏi thu hồi vốn chóng vánh thay vì có được sự kiên trì và chấp nhận rủi ro lâu dài như chính quyền liên bang Mỹ trước đây. Kết quả là nước Mỹ đang phải đối diện nguy cơ không còn duy trì được khoảng cách dẫn trước về công nghệ như trước với các đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là Trung Quốc, quốc gia nơi chính quyền đầu tư mạnh mẽ vào khoa học công nghệ và nghiên cứu phát triển.

Câu chuyện thành công của nước Mỹ cho thấy chính quyền liên bang của nước này đóng vai trò then chốt không thể thay thế trong đó, và khi vai trò này bị buông lỏng, cỗ máy kinh tế Mỹ rõ ràng đã không, hay ít nhất là chưa, tìm ra động lực để tái hiện thời kỳ hoàng kim của quốc gia này, như câu tôn chỉ của ông Donald J. Trump khi tranh cử năm 2016. Một bài học còn nóng hổi mà bất cứ chính quyền nào, nhà hoạch định chính sách nào cũng không thể bỏ qua.

 Dịch giả Lê Đình Chi

Cuốn sách thay đổi cuộc đời hàng triệu người trên toàn thế giới

Cuốn sách thay đổi cuộc đời hàng triệu người trên toàn thế giới

'Đắc nhân tâm' của tác giả Dale Carnegie là cuốn sách hiếm hoi thuộc dòng self-help (giúp ích bản thân) ăn khách nhất thế giới. Vậy cuốn sách này nói về điều gì mà tại sao lại được nhiều người yêu thích như vậy?